Vết thương bị thú vật cắn

Trong trường hợp chó cắn có thể dẫn đến bệnh dại. Bệnh dại là tình trạng viêm não do vi rút Lyssa gây bệnh thần kinh, loài người mắc bệnh gọi là vesikauhu hoặc rabies, loài chó mắc bệnh gọi là raivotauti. Ngoài ra ở Phần Lan cũng có loài dơi mang vi rút Lyssa. Trong nước miếng của thú vật có mang vi rút Lyssa. Thời gian ủ bệnh từ khi nhiễm bệnh đến khi có triệu chứng đầu tiên thường là 20–90 ngày, nhưng có thể thay đổi từ 10 ngày đến thậm chí nhiều năm.

Ở các nước chậm phát triển, khả năng mắc bệnh dại rất cao do bị chó cắn. Các ca tử vong ở các nước như Việt Nam 360, Kenya 523, Thổ Nhĩ Kỳ 24, Nam Phi 42, Ai Cập 113, Thái Lan 62, và Brasilia 16. 

Đa số các ca được báo cáo là các trường hợp bị chó cắn ở nước ngoài. Chó nuôi ở nhà ở Phần Lan thông thường được tiêm ngừa bệnh dại nhưng khi nó cắn người ngoài thì bệnh nhân vẫn đi khám bác sĩ kịp thời và được điều trị mặc dù khả năng bệnh dại rất thấp ở Phần Lan. 

Ảnh: Biểu đồ màu xanh lá cây biểu tượng cho nguy cơ mắc bệnh dại rất thấp, còn màu đỏ là nguy cơ rất cao.

Tất cả các vết cắn đều có khả năng bị bệnh uốn ván (jäykkäkouristus), nếu đất sình dơ bẩn bám dính vào vết thương và khả năng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Cách tốt nhất để phòng ngừa nhiễm uốn ván là kiểm tra lại vắc-xin có còn hiệu lực hay không (xem hướng dẫn của THL về tiêm phòng uốn ván trong các tình huống tai nạn để biết thêm chi tiết).

Ảnh: trong nước miếng của con chó có vi rút Lyssa, nếu con chó đó bị mắc bệnh dại.

Đánh giá vết cắn

Nếu vết thương bị cắn ở khuôn mặt hoặc ở lỗ tai, da bị rách sâu gần mạch máu lớn, dây thần kinh, gân hoặc khớp thì cần phải đi khám bác sĩ ngay lập tức để may vá lại. 

Chúng ta hãy lưu ý hành vi của con vật có hành động bất thường hay không. 

Nếu động vật hoang dã tự nhiên cắn mà mình không có chọc tức nó thì phải xem xét khả năng mắc bệnh dại (vesikauhu). Ngay cả trong trường hợp động vật nuôi ở nhà, điều này cũng phải chú ý đến hành vi của động vật rõ ràng có khác thường hay không, cũng có khả năng mắc bệnh dại. Trong trường hợp bị người cắn, điều quan trọng là phải biết liệu người cắn có khả năng mang vi rút viêm gan hay vi rút HIV hay không.

Các triệu chứng đầu tiên như: bồn chồn, nhức đầu, lên sốt, buồn nôn, bị tê ở vết thương. Khi bệnh tiến triển, người bệnh bị kích động, ảo tưởng và co giật. Co thắt cơ ở vùng họng gây khó nuốt. Bệnh dẫn đến tử vong trong vòng vài ngày kể từ khi xuất hiện các triệu chứng.

Sơ cứu vết thương bị cắn

Vết thương phải rửa sạch bằng nước uống thật kỹ chung với xà phòng khoảng 15 phút, sau đó dùng dung dịch sát trùng (độ cồn 70% – käsihuuhde), đồng thời dùng băng khô sạch hoặc vải sạch khác buộc cuộn lại vết thương. 

Một mảnh da có thể rách ra khi bị cắn, ví dụ như một mảnh lá lỗ tai, có thể may lại, vì vậy nên chở nạn nhân đến cơ sở điều trị mang theo lá lỗ tai ngâm trong một túi đựng nước sạch và trong nước lạnh.

Khi nào cần phải đi điều trị

Trong trường hợp vết thương bị cắn rất nhỏ, bị trầy nhẹ ngoài da, vắc-xin uốn ván (jäykkäkouristusrokotus) vẫn còn hiệu lực (dưới 10 năm kể từ lần tiêm cuối cùng) và không có nghi ngờ về bệnh dại (vesikauhu), viêm gan hoặc nhiễm HIV, có thể rửa sạch kỹ vết thương bằng xà phòng và xoa nước sát trùng 70% độ cồn käsihuuhde – nếu vết thương bị sưng lên và làm nhiễm và trường hợp này cần bác sĩ chuẩn đoán xem có khả năng mắn bệnh dại hay không, nếu bị chó cắn ở quốc gia chậm phát triển.

Nếu nghi ngờ mắc bệnh dại: Bắt đầu điều trị bằng kháng thể và tiêm chủng càng nhanh càng tốt (tốt nhất là trong vòng một ngày). Việc điều trị bằng kháng thể và tiêm chủng bắt đầu sau khi phơi nhiễm sẽ ngăn chặn sự phát triển của bệnh.

Để ngăn ngừa bị sưng và viêm ở tay chân: hãy giơ tay cao lên hoặc gác chân cao lên.

Trường hợp rắn kyy cắn

Ở Phần Lan chỉ có loài rắn kyykäärme có chất độc. Khi bị cắn nó để lại 2 lỗ tiêm, nó làm sưng lên, khoảng một thời gian sau các triệu chứng như ói mửa, tiêu chảy, nhức đầu và thậm chí có khả năng làm rối loạn ý thức. Vết cắn không nên nhấn mạnh hoặc xoa bóp, nạn nhân giữ bình tỉnh. Nếu dấu cắn ở chân thì đặt chân vào thanh nẹp và khiêng/cõng nạn nhân đi, giơ chân cao lên để ngăn ngừa bị sưng lên, có thể uống thuốc Kyypakkaus. Đừng uống Burana hoặc Panadol. Hút máu từ dấu cắn hoặc thắt dây để ngăn chất độc lên tim cũng không giúp ích gì. Điều quan trọng là không nên đi động và giơ chân cao lên. 

Trẻ em dưới 15 tuổi, phụ nữ mang thai, người già hoặc những bạn có mang chứng bệnh nghiêm trọng thì cần phải chở đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra. Nếu cần thiết thì được vô nước biển, cho thuốc kortisoni  hoặc thuốc kháng sinh hoặc truyền huyết thanh rắn. 

Ảnh: kyykäärme.

Nguồn tham khảo:

Cách chăm sóc và kiểm tra vết thương bị cắn: https://www.terveyskirjasto.fi/dlk00321

Thông tin chi tiết về bệnh dại: https://www.terveyskirjasto.fi/dlk00598/rabies-vesikauhu-ja-elainten-raivotauti

Rabies eli vesikauhu: https://thl.fi/aiheet/infektiotaudit-ja-rokotukset/taudit-ja-torjunta/taudit-ja-taudinaiheuttajat-a-o/rabies-eli-vesikauhu

Villieläimiä rokotetaan raivotautia vastaan joka vuosi: https://yle.fi/a/74-20052596

Vi khuẩn tetanus: https://www.terveyskirjasto.fi/dlk00573/jaykkakouristus-tetanus

Các loại vắc-xin dành cho khách đi du lịch nước ngoài:https://www.terveyskirjasto.fi/dlk00584/matkailijan-rokotukset

Vết rắn cắn như kyykäärme: https://www.terveyskirjasto.fi/dlk00289/kyyn-purema

Vastaa

Sähköpostiosoitettasi ei julkaista. Pakolliset kentät on merkitty *