Liên minh châu Âu viết tắt trong từ tiếng Anh là EU, tiếng Phần Lan là Euroopan Unioni. Bao gồm 27 quốc gia ở châu Âu, mục đích của Liên minh châu Âu là muốn nâng cao mức sống và bảo đảm sự an toàn cho các công dân ở châu Âu.
EU được thành lập sau hai trận chiến thế giới: Đệ nhất và Đệ nhị thế chiến, mục đích là cần sự hợp tác chặt chẽ giữa các nước và giữ gìn hoà bình tại lục địa châu Âu. Vào thuở ban đầu, 6 nước sáng lập là Hòa Lan, Bỉ, Ý, Lục Xâm Bảo, Pháp và Đức. Hiện nay có tổng cộng 27 nước thành viên EU: Áo, Bỉ, Bulgaria, Kroatia, Kypros, Cộng hoà Séc, Đan Mạch, Viro, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hung Gia Lợi, Ái Nhĩ Lan, Ý, Latvia, Liettua, Lục Xâm Bảo, Malta, Hoà Lan, Ba lan, Bồ Đào Nha, Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha và Thuỵ Điển . Vương Quốc Anh lúc trước là thành viên EU, nhưng đã ly khai EU.

Các tiêu chí và giá trị của EU: mục đích là giữ gìn hoà bình ở châu Âu, nâng cao mức sống của người dân EU, tất cả công dân đều bình đẳng với nhau, không ai bị phân biệt đối xử, tôn trọng nền văn hoá của nước khác và các quyền cơ bản khác của con người. Mục tiêu là kinh tế châu Âu hùng mạnh và tất cả các nước EU đều dùng tiền tệ EURO và giao tiếp thương mại tự do trong cộng đồng EU.
Năm 2012 EU được nhận giải hòa bình Nobel vì tổ chức này đã và đang làm những công tác quý giá để giữ gìn hoà bình trong khu vực.
Các công dân trong khối EU được quyền tự do lập nghiệp, du học và sinh sống ở các nước EU khác. Ví dụ người Phần Lan có thể dọn qua Ý để lập nghiệp và sinh sống hoặc sinh viên người Bỉ có thể học trong trường đại học ở Hy Lạp.
Có thể mua bán hàng hoá và các dịch vụ tự do trong khối EU, và cũng có thể gửi tiền qua nước EU khác.
Liên minh châu Âu và các nước ngoài khối EU: EU có thể bán và mua hàng hoá và các dịch vụ đến các nước ngoài EU theo luật quốc tế. EU hỗ trợ nhân đạo cho các nước chậm phát triển ngoài EU.
Các tiêu chuẩn để gia nhập EU: chấp nhận và phải tuân theo các nguyên tắc thể chế dân chủ và các giá trị về quyền cơ bản của con người.
Đề trở thành thành viên của EU, nước đó phải mở các cuộc đàm phán và có thể kéo dài nhiều năm. Các quốc gia hiện giờ muốn gia nhập EU: Albania, Georgia, Moldova, Serbia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraina – các nước này phải tuân theo các nguyên tắc của thể chế dân chủ tự do.
Hiệp ước Schengen: được thành lập vào năm 1985, bao gồm Áo, Bỉ, Bulgaria*, Croatia, Đức, Hy Lạp, Băng Đảo, Ý, Latvia, Liechtenstein, Lithuania, Lục Xâm Bảo, Malta, Hà Lan, Na Uy, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Romania*, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Slovakia, Slovenia, Phần Lan, Thụy Sĩ, Đan Mạch, Cộng hòa Séc, Hungary và Estonia. Băng Đảo, Liechtenstein , Na Uy và Thuỵ sĩ không phải là thành viên EU. Hiệp ước có quy định quyền tự do đi lại của công dân trong khu vực Schengen. Ví dụ như đi công tác hoặc đi du lịch ở các nước trong khối Schengen thì không cần sổ thông hành, không cần xin visa, chỉ cần thẻ căn cước là đủ.

Eu có tiền tệ chung là Euro, ví dụ như người Phần Lan mua hàng hoá của Bỉ và không lo sợ bị đánh thuế nhập khẩu. Các nước EU dùng Euro: Áo, Bỉ, Kroatia, Kypros, Viro, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ái Nhĩ Lan, Ý, Latvia, Liettua, Lục Xâm Bảo, Malta, Hoà Lan, Bồ Đào Nha, Slovakia, Slovenia và Tây Ban Nha.

Các cơ cấu của tổ chức chính trị EU
– Hội đồng châu Âu (Euroopan komissio): bao gồm 27 thành viên của 27 nước EU. Hội đồng này đệ trình dự thảo các nghị quyết và đưa vào quốc hội EU để biểu quyết, ngoài ra Hội đồng này phải thi hành các nghị quyết của EU, duy trì các hiệp ước của EU và điều hành công việc chung hàng ngày của EU.
Linkki của Hội đồng châu Âu: https://commission.europa.eu/index_fi
– Quốc hội EU (Euroopan parlamentti): 720 dân biểu EU được công dân ở các nước EU bầu ra, nhiệm kỳ của quốc hội EU là 5 năm. Thông qua ngân sách, cùng Hội đồng Châu Âu quyết định trong một số lĩnh vực, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách của EU, có quyền bãi miễn các thành viên trong Hội đồng châu Âu.
Linkki của Quốc hội EU: https://www.europarl.europa.eu/portal/fi
– Hội đồng Bộ trưởng EU (EU:n neuvosto) : bao gồm các bộ trưởng của các nước EU. Các nước luân phiên làm Chủ tịch với nhiệm kỳ 6 tháng.
Quốc hội EU và Hội đồng Bộ trưởng EU dự thảo các chính sách của EU và các hiệp ước của EU và quyết định có nên đưa vào hiệu lực hay không – Nếu chấp thuận thì các nước EU phải tuân hành theo nghị quyết của EU.
Hội đồng Bộ trưởng EU chính là cơ quan lãnh đạo tối cao của Liên minh châu Âu.
Linkki của Hội đồng Bộ trưởng EU: https://www.consilium.europa.eu/fi/council-eu/what-is-the-council/
Tòa án EU:
– Tòa án công lý EU: giám sát các nghị quyết EU, các nước EU phải tuân theo các nghị quyết EU. Linkki của Toà án công lý EU: https://curia.europa.eu/jcms/jcms/j_6/fi/
– Toà án hành chính EU: giám sát dòng tiền của EU có dùng đúng nơi đúng cách ở các nước EU hay không. Linkki của Toà án hành chính EU: https://www.eca.europa.eu/fi
Nguồn tham khảo: https://european-union.europa.eu/easy-read_fi