Lời nói đầu
Đây là bài tiểu luận của phóng viên/nhà văn Santeri Pakkanen, ông là người Phần Lan Inkeri, sinh trưởng ở vùng đất Karjala gần biên giới Phần Lan, ông tái hồi hương vào Phần Lan năm 1990. Santeri cho biết ông đã phục vụ trong quân đội Nga vào thời Liên Xô – Hiện giờ các dân tộc thiểu số ở Nga và người Nga không còn là một gia đình cùng chung mái nhà như lúc trước. Chiến tranh ở Ukraina đã làm thức tỉnh các dân tộc thiểu số này, họ hiện đang đứng lên chống lại chủ nghĩa thực dân và sự đồng hoá của Nga; có vẻ Vladimir Putin không phải là người hoà hợp nước Nga mà là kẻ làm tan rã nước Nga.
Tôi đã sinh trưởng ở vùng Karjala, gần biên giới của Phần Lan và đã đi lính vào năm 1969-1971 ở trung tâm vũ trụ Baikonur thuộc Kazakhstan, tầng lớp chỉ huy là người Nga và Ukraina, các đội ngũ của tôi đều đại diện khắp lãnh thổ Liên Xô. Đối với tôi nó đã để lại nhiều ký ức tối đẹp nhưng tôi không tin rằng đối với những anh em khác cũng giống như tôi, đặc biệt là các anh em khác từ các vùng cộng hòa Trung Á đã bị đối đãi tồi tệ trong quân đội Nga, bị đánh bầm mặt, chảy máu mũi, và liên tục bị chửi rủa và bị kỳ thị. Cách đối xử tồi tệ từ đó đến giờ, cho tới ngày nay ở trong các thành phố lớn như Saint Petersberg (người Phần Lan gọi là thành phố Pietari) và Moskova các công dân thuộc dân tộc thiểu số cũng bị tấn công bởi các nhóm tân phát xít.
Các ký ức đã gợi lên trong tâm thức của tôi và so sánh vào thời nay tôi thấy bộ máy tuyên truyền của Nga nói chính phủ Ukraina là phát Xít nhưng trong thực tế quân đội của Ukraina toàn là những tuyên phong người Nga, người Tatari, Jakutti, Georgia và các dân tộc khác.
Tức nhiên trong quân đội của Putin cũng có những dân tộc thiểu số nhưng họ ra chiến trường vì bất đắc dĩ và vì tiền.
Ở mặt trận Ukraine, quân đội Nga ra lệnh giống nhừ người anh ’đại ca’, thậm chí còn hung dữ và kiêu ngạo hơn. Người dân tộc thiểu số chiếm đa số trong danh sách tử trận.
Để tài trợ cho chiến tranh Ukraina, Nga đã tăng cường khai thác kinh tế các vùng thiểu số. Ví dụ, khu vực hành chính Irkutsk, nằm ở phía tây Baikal ở Đông Siberia, gửi 88% doanh thu thuế của mình đến Moskova. Ngoài người Nga, còn có các dân tộc như Buryats, Tataari và có hơn 10 dân tộc khác sống trong khu vực.
Thuyết học Russkij mir là thuyết học hòa bình, được bảo vệ bởi quân đội Nga, thế giới của người Nga, còn NATO và chủ nghĩa phát Xít là mối đe doạ người Nga.
Đối với các dân tộc thiểu số về thuyết học Russkij mir có ý nghĩa gì? Chiến tranh Ukraina đã kích hoạt các phong trào đã bị cấm, ví dụ như các tổ chức bảo vệ văn hóa và ngôn ngữ thiểu số. Các phong trào mới này đã thúc đẩy việc đấu tranh độc lập khỏi nước Nga lên một tầm cao mới. Ở một số người trong số họ, việc phản đối chiến tranh và chủ nghĩa thực dân đã trở thành hoạt động hàng đầu của họ. Những phong trào mới khác cũng đã xuất hiện.
Đặc biệt là các nhóm thúc đẩy sự độc lập ở Tatarstan, Chechnya, Yakutia và Cộng hòa Tuva. Con số tử trận của hàng trăm thanh niên ở Ukraina cũng khiến phong trào dân tộc Bashkir trở nên cực đoan hơn. Phong trào này tin rằng nền cộng hòa phải tách khỏi Nga và người Bashkir phải sẵn sàng đấu tranh giành độc lập.
Trong tương lai sắp tới sau khi chiến tranh kết thúc ở Ukraina, cũng có khả năng sự xung đột giữa tín ngưỡng Chính thống và người Hồi giáo. Ngày 22.3.2024 nhóm Hồi giáo cực đoan Isis-K đã tấn công vào tòa nhà Crocus City Hall gần Moskova, giết chết hàng trăm người Nga, một trong các thủ phạm là người Tadzikistan.
Cuộc tấn công khủng bố như một con dao đâm vào tim của nước Nga, có thể nâng vòng hận thù lên một tầm cao mới. Đất nước có nguy cơ rơi trở lại những năm hoang tưởng của cuộc chiến Chechnya lần thứ hai. Cảnh sát đã chặn những người trông giống ”người Hồi giáo” trên đường phố và trong tàu điện ngầm và kiểm tra cơ thể.
Có vẻ Putin không phải là người hoà giải các dân tộc mà là người làm tan rã các dân tộc thiểu số ở Nga.
Sự thống nhất của các dân tộc ở Nga thậm chí hiện giờ còn xa hơn, như một giấc mơ đang mơ mộng.
Báo Helsingin Sanomat 29.3.2024: