Trong đạo Hồi giáo có tách riêng hai giáo phái, đó là Hồi giáo Sunni và Hồi giáo Shia. Điển hình như nước Ả Rập Saudi theo phái Sunni, Iran theo phái Shia. Quan hệ song phương giữa hai nước này đôi lúc cực kỳ căng thẳng trong những năm vừa qua, kể từ năm 2011.
Iran đã bắn hàng trăm tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái vào Israel vào hôm 13-14 tháng 4 vừa qua cho thấy Ả Rập Saudi vẫn là ‘đồng minh của phương Tây’.
Xung đột ở Trung Đông có tính cách chính trị nhiều hơn là trực tiếp liên quan đến tôn giáo. Các nhóm Hồi giáo cực đoan ở Jemen Huthi, Lebanon Hezbollah thuộc phái Shia nhưng không phải tất cả người Shia đều có tư tưởng cực đoan.
Như vậy sự khác biệt giữa Hồi giáo Shia và Sunni như thế nào?
Câu hỏi vô cùng phức tạp. Câu trả lời là Ali Ibn Abu Talib, Ali là em họ và con rể của nhà tiên tri Muhammed; nhà tiên tri Muhammed đã thành lập đạo Hồi vào đầu thế kỷ thứ 6. Muhammed qua đời vào năm 632 và cần phải quyết định ai sẽ trở thành người kế vị của Muhammed. Hai người kế vị đầu tiên của Muhammed đã được chọn thật suôn sẻ, không gặp khó khăn gì.
Nhưng việc tuyển chọn người kế vị LẦN THỨ TƯ lại gặp vấn đề, hậu quả là người Hồi giáo chia ra 2 nhóm. Đại đa số người Hồi giáo chỉ đơn thuần chọn lãnh đạo kế thừa thông qua bỏ phiếu và họ đã chọn người bạn thân của nhà tiên tri Muhammed, ông tên là Abu Bakr, Abu Bakr cũng là cố vấn của Muhammed.
Đối với nhóm thiểu số họ muốn một lãnh tụ tôn giáo phải được truyền lại trong gia đình của Mohammed. Người thay thế duy nhất phải là Ali Ibn Abu Talib, em họ và con rể của Muhammed.
Một vấn đề quan trọng đến mức không thể nhất trí bằng cách thực hiện biểu quyết chọn một lãnh tụ tôn giáo. Kết quả là không có một thỏa thuận nào đã đạt được giữa hai bên và nhiều lúc đã gây ra cuộc chiến khốc liệt giữa hai phái Shia và Sunni.
Lãnh tụ Abu Bakr đại diện cho người Hồi giáo Sunni. Còn lãnh tụ Ali Ibn Abu Talib đại diện người Hồi giáo Shia.
Hồi giáo Shia là nhóm thiểu số. Họ chiếm 10–20 phần trăm người Hồi giáo trên thế giới.
Vậy tại sao ngày nay người Sunni và người Shia lại bị tách riêng với nhau. Khó khăn hơn nhiều – ngay cả đối với người Hồi giáo – để xác định sự khác biệt thực tế giữa hai giáo phái là gì.
Cả hai bên giáo phái Shia và Sunni đều tin vào nhà tiên tri Muhammed và kinh Koran và không có gì khác biệt rõ ràng trong cách phân tích trong kinh Koran.
Cũng giống như Cơ Đốc giáo, giáo phái Shia cũng có một huyền thoại mạnh mẽ về đấng cứu thế. Phần lớn người Shia tin rằng người kế vị thứ 12 của nhà tiên tri Muhammed là Imam Mahdi, Mahdi đã ẩn náu và sẽ đến trần gian vào thời kỳ cuối cùng – cùng với Chúa Giêsu.
NGÀY NAY, sự khác biệt lớn nhất giữa SHIA và SUNNI nằm ở cơ cấu tôn giáo.
Giáo phái Shia có hệ thống phân cấp giáo sĩ rất rõ ràng. Người đứng đầu tôn giáo là Ayatollah hay Suarayatollah của mỗi quốc gia. Về nguyên tắc, quan điểm của giáo sĩ cấp cao luôn có tầm ảnh hưởng mạnh hơn so với giáo sĩ cấp dưới.
Hệ thống phân cấp của giáo phái Shia có thể được cho là giống với Giáo hội Công giáo. Còn giáo phái Sunni có thể được so sánh với Thiên chúa giáo Tin lành.
Nói tóm lại việc chọn lãnh tụ tôn giáo LẦN THỨ TƯ trở nên quan trọng đến mức nó đã chia rẽ cả một tôn giáo và gây sự xung đột dữ dội giữa hai giáo phái. Người Shia tin rằng Muhammed đã hứa trao lãnh thổ của mình cho Ali trước khi ông qua đời.
Sự tranh chấp địa vị của Ali có tính cách chính trị hơn là tính cách tôn giáo.
Thời nay đại đa số người Hồi giáo không phân biệt rõ họ là người Shia hay người Sunni, mà chỉ là người Hồi giáo. Phong tục địa phương có thể tách biệt người Hồi giáo hơn là hai giáo phái của đạo Hồi .
Những khác biệt thực tế trong việc thực hành tôn giáo là rất nhỏ. Một số người Shia không áp trán trực tiếp lên thảm khi cầu nguyện mà đặt một tấm khiên nhỏ ở giữa, và 5 lần cầu nguyện trong ngày có thể gộp lại thành 3 lần cầu nguyện trong một ngày.
Nhưng câu hỏi về việc nhịn ăn thực sự diễn ra như thế nào? Sheikh Vakili, trưởng giáo Ayatollah của cộng đồng Shia ở Phần Lan, ông cho rằng chỉ nên nhịn ăn khi không còn nhìn thấy mặt trời nữa.
Vakili nói: “Những người anh em Sunni của chúng tôi ngừng nhịn ăn trước chúng tôi. Sự khác biệt có thể lên tới nửa giờ”.
Nguồn tham khảo:
Trang nhà của Historianet:
https://historianet.fi/yhteiskunta/uskontojen-historia/mita-eroa-on-siia-ja-sunnimuslimeilla
Nhật báo Helsingin Sanomat: