Nguyên nhân hàm lượng huyết sắc tố bị giảm

Anemia: Thiếu máu

Hemoglobiini: huyết sắc tố

B-Hb: Viết tắt trong từ khoa học, đồng nghĩa với từ hemoglobiini

Punasolu: hồng cầu

Vuotoanemia: xuất huyết nội tạng / rò rỉ máu trong cơ thể

Hormooni: nội tiết tố

Leukemia: ung thư bạch cầu

Tổng quan

Trong trường hợp thiếu máu, hàm lượng huyết sắc tố trong máu thấp hơn bình thường. Đối với giới nam hàm lượng huyết sắc tố bình thường không dưới 134 g/l  và 117 g/l đối với giới nữ. Thiếu máu có thể do thiếu hồng cầu trong máu, thiếu các chất cần thiết trong hồng cầu hoặc chứng bệnh hồng cầu.

Thiếu máu nhẹ có thể đi kèm với mệt mỏi và hoạt động thể dục có thể bị suy giảm, chẳng hạn như bạn không thể chạy nhanh như lúc trước. Các triệu chứng thiếu máu trầm trọng bao gồm mệt mỏi rõ ràng, cảm giác chóng mặt và khó thở. Tình trạng thiếu máu càng trầm trọng và phát triển càng nhanh thì các triệu chứng càng rõ rệt.

Bệnh thiếu máu có thể được chẩn đoán dễ dàng bằng cách lấy máu xét nghiệm tại phòng thử nghiệm. Một nghiên cứu sâu hơn là hàm lượng MCV trong máu, để xem kích thước của hồng cầu. Ví dụ như trường hợp bị thiếu chất sắt, kích thước của hồng cầu nhỏ hơn bình thường, và ngược lại lớn hơn bình thường khi bị thiếu vitamin B12. Thiếu máu có thể được giải thích bởi nhiều nguyên nhân cùng một lúc, và do đó, cần phải xét nghiệm máu toàn diện hơn và đôi khi cũng cần lấy mẫu tủy xương. Tế bào hồng cầu được hình thành trong tủy xương (xem hình).

Tế bào hồng cầu tiết từ tuỷ xương

Thiếu chất sắt

Chất sắt rất cần thiết cho sự hình thành huyết sắc tố trong hồng cầu. Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến gây thiếu máu. Trước đây, nguyên nhân gây thiếu sắt thường là do chế độ ăn một chiều, ít chất sắt. Ngày nay, tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trong chế độ ăn uống ít phổ biến hơn nếu chế độ ăn uống đa dạng.

Nguyên nhân thiếu sắt nếu bị mất máu trong thời gian dài hạn. Kinh nguyệt ra nhiều ở phụ nữ từ 15 đến 50 tuổi có thể dẫn đến thiếu sắt. Các nguyên nhân khác gây thiếu sắt là do chảy máu ở đường tiêu hóa, thường là ở dạ dày hoặc đường ruột.

Tế bào hồng cầu và cấu trúc của huyết sắc tố

Thiếu vitamin B12 hoặc axit folic

Vitamin B12 và axit folic cần thiết trong quá trình hình thành hồng cầu và huyết sắc tố, đó là lý do tại sao sự thiếu hụt chúng nó sẽ dẫn đến thiếu máu. Ở dạng thiếu máu này, các tế bào hồng cầu và tiền chất của chúng trong tủy xương lớn hơn bình thường trong máu (hàm lượng MCV cao trong máu), đó là lý do tại sao nó được gọi là thiếu máu hồng cầu to. 9 trong 10 trường hợp thiếu máu hồng cầu khổng lồ là do thiếu vitamin B12.

Thiếu axit folic có thể do dinh dưỡng không đủ, đặc biệt ở người nghiện rượu hoặc kém hấp thu ở đường ruột. Trong thời gian mang thai, nhu cầu về vitamin tăng cao khiến tình trạng thiếu hụt axit folic dễ xảy ra hơn. Một số loại thuốc, ví dụ như thuốc chống động kinh (epilepsialääkkeet), methotrexate và trimethoprim, có thể gây thiếu hụt axit folic.

Bệnh được chẩn đoán bằng cách đo hàm lượng máu và hàm lượng axit folic trong mẫu máu. Cách chữa trị là uống thuốc axit folic.

Tăng sự phân huỷ các tế bào hồng cầu ( tăng trưởng sự tan máu)

Các tế bào hồng cầu có tuổi thọ 120 ngày, sau đó cơ thể sẽ phân huỷ các tế bào cũ. Tủy xương liên tục sản xuất các tế bào mới để thay thế nó. Đôi khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ nhanh hơn bình thường, tình trạng này gọi là tan máu. Nếu quá trình phân hủy diễn ra nhanh hơn đáng kể, tủy xương không thể sản xuất đủ hồng cầu để thay thế và xảy ra tình trạng thiếu máu tán huyết. Hai hoặc ba trăm trường hợp thiếu máu là do tan máu.

Xuất huyết gây thiếu máu

Chảy máu quá nhiều sẽ dẫn đến thiếu máu. Khi mất 1/5 lượng máu lưu thông trở lên, sẽ có nguy cơ bị tụt huyết áp và sốc, cần phải điều trị ngay lập tức.

Phương pháp điều trị là truyền máu, thường được thực hiện bằng cách đưa hồng cầu vào tĩnh mạch.

Thiếu máu liên quan đến bệnh mãn tính

Hàm lượng huyết sắc tố giảm trong các bệnh mãn tính. Phổ biến nhất là suy thận, bệnh đau khớp và nhiều tình trạng viêm mãn tính khác, cũng như nhiều dạng ung thư. Trong trường hợp này, khả năng sản xuất hồng cầu của tủy xương có thể bị xáo trộn.

Thiếu máu thông thường là nhẹ nhưng đôi khi nghiêm trọng đến mức cần phải điều trị. Thuốc sắt và vitamin không giúp ích gì cho loại bệnh thiếu máu này. Nếu cần thiết, tiêm nội tiết tố erythropoietin (EPO), trong trường hợp thiếu máu liên quan đến suy thận. Chất erythropoietin kích hoạt việc sản xuất các tế bào hồng cầu trong tủy xương. Đôi khi cần phải truyền máu, nếu tiêm chất erythropoietin vô hiệu quả.

Thiếu máu liên quan đến bệnh tủy xương

Vì các tế bào hồng cầu được hình thành trong tủy xương nên có lý do là các bệnh về tủy xương thường dẫn đến thiếu máu. Trường hợp ung thư bạch cầu, việc sản xuất hồng cầu thường bị gián đoạn, điều này cũng dẫn đến thiếu máu. Hội chứng rối loạn sinh tủy là một bệnh về tủy xương trong đó việc sản xuất tế bào máu bị rối loạn về chất lượng. Thông thường, rối loạn ảnh hưởng đến sự trưởng thành của hồng cầu và do đó dẫn đến thiếu máu. Trong bệnh thiếu máu bất sản, số lượng tế bào của tủy xương giảm đến mức chỉ có thể tạo ra một số ít tế bào hồng cầu. Nguyên nhân của những tình trạng này vẫn chưa được biết rõ, nhưng rối loạn hệ thống miễn dịch rõ ràng có vai trò ở một số bệnh nhân. Ở trẻ em, bệnh thiếu máu bất sản có thể xuất hiện, chẳng hạn như sau một cơn bệnh viêm nhiễm. Ở người lớn, liên quan về bệnh thiếu máu bất sản chưa có rõ ràng mấy.

Các phương pháp điều trị về bệnh tủy xương rất phức tạp, và do đó cần có bác sĩ chuyên khoa về các bệnh về máu, tức là huyết học, để lên kế hoạch cho việc điều trị này.

Nguồn tham khảo:

Terveyskirjasto:

https://www.terveyskirjasto.fi/dlk00006/anemia-alhainen-hemoglobiini#s1

Sản xuất hồng cầu:

https://www.msdmanuals.com/vi/chuy%C3%AAn-gia/huy%E1%BA%BFt-h%E1%BB%8Dc-v%C3%A0-ung-th%C6%B0-h%E1%BB%8Dc/ti%E1%BA%BFp-c%E1%BA%ADn-b%E1%BB%87nh-nh%C3%A2n-thi%E1%BA%BFu-m%C3%A1u/s%E1%BA%A3n-xu%E1%BA%A5t-h%E1%BB%93ng-c%E1%BA%A7u

Vastaa

Sähköpostiosoitettasi ei julkaista. Pakolliset kentät on merkitty *