Các mấu chốt lịch sử và sự thành lập liên minh quân sự NATO

NATO viết tắt trong tiếng Anh là North Atlantic Treaty Organization, là tổ chức liên minh quân sự dựa trên Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương được ký kết vào ngày 4 tháng 4 năm 1949 bao gồm Mỹ, Canada và một số nước phương Tây ở châu Âu (các nước 2 bên bờ Đại Tây Dương).

Năm 1945: Kết thúc Đệ Nhị Thế Chiến

Sự liên kết sau Đệ Nhị Thế Chiến của 3 nước thắng cuộc là Liên Xô, Mỹ và Anh Quốc; đã đánh bại Phát Xít Đức, nhưng sự liên kết giữa 3 nước này không kéo dài bao lâu, vì hệ tư tưởng khác nhau giữa tư bản chủ nghĩa phương Tây và xã hội chủ nghĩa Liên Xô (chủ nghĩa cộng sản).

5.3.1946: Bài diễn văn của thủ tướng Anh Quốc Winston Churchill về Bức màn sắt 

Ông Churchill phát biểu tại Fulton, tiểu bang Missouri ở Mỹ, ông lo ngại rằng Bức màn sắt đã hạ xuống ở châu Âu, là hàng rào phân biệt giữa hai khối phương Tây và Liên Xô, các nước Đông Âu nằm dưới sự quyền hành của Liên Xô.  

Bức màn sắt (rautaesiriippu) phân biệt ranh giới giữa phương Tây và Liên Xô sau Đệ Nhị Thế Chiến.

21.-25.2.1948: Đảo chánh ở Tsekkoslovakia

Đảng Cộng Sản đã lên nắm quyền ở Tsekkoslovakia với sự hậu thuẫn của Liên Xô.

24.6.1948-12.5.1949: Cầu nối bằng đường hàng không bắt qua Tây Berlin

Sau Đệ Nhị Thế Chiến, nước Đức bị phân chia thành Tây Đức và Đông Đức, thành phố Berlin là thủ đô của nước Đức, cũng bị chia thành Tây Berlin và Đông Berlin. Liên Xô áp dụng cấm vận ngày 24.6.1948 không cho chở hàng hoá và lương thực vào Tây Berlin bằng đường bộ hoặc đường thuỷ, vì họ có mục đích muốn chiếm toàn vẹn thành phố Berlin. Phương Tây phải tiếp trợ Tây Berlin các hàng hoá và lượng thực qua đường hàng không. Sự cấm vận kết thúc vào ngày 11.5.1949.

Liên minh phương Tây mở cầu nối bằng đường hành không bắt qua Tây Berlin năm 1948

12.3.1947: Học thuyết của tổng thống Truman

Học tuyết của tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman đã đề xuất cho quốc hội Mỹ. Truman tuyên bố Mỹ sẽ tích cực chống thể chế độc tài cộng sản và sẽ ngăn chặn làn sóng cộng sản trên thế giới và tiếp trợ các nước có nguy cơ nằm dưới quyền cai trị của Liên Xô. Thời lúc này là mấu chốt quan trọng của sự thành lập khối NATO.

4.4.1949: Sự thành lập NATO

Ngày 4.4.1949 12 thành viên sáng lập đã ký bản Hiệp Ước Phòng Thủ Bắc Đại Tây Dương – NATO. 12 thành viên sáng lập là Mỹ, Canada, Ý, Anh Quốc, Đan Mạch, Pháp, Bỉ, Na Uy, Hoà Lan, Luxemburg, Băng Đảo, Bồ Đào Nha.

1950: Hasting Ismay trở thành tổng thư ký đầu tiên của NATO

Hasting Ismay là cựu chánh văn phòng của thủ tướng Anh Quốc Winston Churchill. Cùng năm này ông Dwight D. Eisenhower, người Mỹ, nhận chức vụ Tổng tư lệnh của khối NATO.

Tướng Dwight D. Eisenhower sau này được bầu làm tổng thống của nước Mỹ. Các tướng lĩnh xếp hạng 4 sao đều là người Mỹ, được chọn nhiều lần vào Tổng tư lệnh tối cao của NATO.

1950-1953: Chiến tranh ở bán đảo Korea – khối NATO không tham chiến

Sau Đệ Nhị Thế Chiến  Korea đã bị chia cắt thành Bắc Hàn và Nam Hàn. Bắc Hàn theo khối cộng sản.  Chiến tranh bùng nổ ở bán đảo Korea vào năm 1950 khi quân cộng sản Bắc Hàn tiến vào biên giới của Nam Hàn. Sự xâm chiếm đã bị lên án ở Liên Hiệp Quốc. Mỹ vào cuộc và tiếp trợ quân sự cho Nam Hàn.

NATO không có can thiệp vào chiến tranh Korea. Sau nhiều năm sau này NATO mới bắt đầu đưa quân NATO vào Nam Hàn. Chiến tranh Korea kết thúc vào vĩ tuyến 38, cách biệt Bắc Hàn và Nam Hàn cho tới ngày nay. 

1952: Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập NATO

Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ vào NATO vì sự đe dọa và ảnh hưởng của Liên Xô. 

1953: Nikita Hrustsov trở thành tổng thư ký của Liên Xô

Sau khi Josif Stalin qua đời ngày 3.3.1953, Nikita Hrustsov lên làm tổng thư ký của đảng Cộng Sản Liên Xô 14.9.1953.

1954: Liên Xô cũng muốn xâm nhập vào NATO

Liên Xô phản đối kế hoạch của phương Tây về việc Tây Đức gia nhập NATO, vì họ cho rằng nó sẽ làm mất đi sự cân bằng ở châu Âu. Theo lời nói của Liên Xô, họ muốn giữ hoà bình ở châu Âu và đề nghị Liên Xô có thể gia nhập NATO năm 1954, và ngay lập tức phương Tây từ chối không cho Liên Xô vào NATO, theo bên phương Tây Liên Xô sẽ có mưu đồ phá hoại cấu trúc của tổ chức NATO, nếu Liên Xô vào NATO. 

23.10.1954: Tây Đức gia nhập NATO

14.5.1955: Liên minh Varsova ra đời

Liên minh Varsova bao gồm Liên Xô, Albania, Đông Đức, Ba Lan, Romania, Tsekkoslovakia và Hung Gia Lợi.

1956: Người dân Hung Gia Lợi nổi dậy

Sự bất ổn ở Hung Gia Lợi leo thang, người dân phản đối chính phủ cộng sản về sự ảnh hưởng của Liên Xô, nhưng kết cuộc lãnh tụ cộng sản ôn hoà  Imre Nagy đã lên nắm quyền và ra lệnh Hung Gia Lợi phải rút khỏi khối Varsova ngày 1.11.1956 và ngay lập tức Liên Xô đưa quân đội vào Hung Gia Lợi ngày 4.11.1956 để dập tắt dân nổi dậy và kết cuộc Hung Gia Lợi vẫn ở lại khối Varsova.  

20.1.1961:  John F. Kennedy nhận chức tổng thống Hoa Kỳ

13.8.1961: Đông Đức xây bức tường Berlin, tường xây bằng bê tông để phân chia thành phố Berlin.

Tháng 10 năm 1962: Khủng hoảng hệ thống tên lửa ở Cuba hướng vào nước Mỹ

NATO và Varsova suýt chút phải đối đầu với chiến tranh hạt nhân và Thế chiến thứ ba. Hệ thống tên lửa nằm ở Cuba cách nước Mỹ trong tầm xa 350km. Hoa Kỳ và Liên Xô đối chọi lẫn nhau và đã đàm phán trong nhiều ngày, trong khi thế giới nín thở cho đến khi họ quyết định xoa dịu cuộc khủng hoảng và tránh một cuộc chiến tranh hạt nhân bằng cách loại bỏ các căn cứ tên lửa ở Ý, Thổ Nhĩ Kỳ cũng như ở Cuba.

22.11.1963: Tổng thống John. F. Kennedy bị ám sát

Tháng 8 năm 1964:  Sự xung đột ở Vịnh Tonkin Việt Nam, 2 máy bay chiến đấu của Mỹ đã bị bắn rơi và cộng sản Bắc Việt đã bắt phi công Mỹ làm tù binh. Quốc hội Mỹ đã trao quyền cho tổng thống Mỹ đem quân vào miền Nam Việt Nam, thể chế chính thức là Việt Nam Cộng Hoà, để đối phó với cộng sản Bắc Việt. Việt Nam Cộng Hoà được hậu thuẫn bởi đồng minh phương Tây bắt đầu từ vĩ tuyến 17 đến mũi Cà Mau, cắt ly miền Bắc và miền Nam Việt Nam, thể chế Việt Nam Cộng Hoà từ năm 1955 đến 1975. NATO không có can thiệp vào chiến tranh Việt Nam.

Tháng 11 năm 1964: Cộng sản Bắc Việt được tiếp trợ bởi Liên Xô và Trung Cộng.

Thời điểm chiến tranh Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975.

1981: Tây Ban Nha vào NATO

1985: Mihail Gorbatsov lên làm tổng thư ký của Liên Xô

9.11.1989: Bức tường Berlin sụp đổ, người dân Đông Đức qua lại tự do và sinh sống ở Tây Đức. 

3.10.1991: Tây Đức và Đông Đức tái thông nhất đất nước và kết hợp thành nước Cộng Hoà Liên Bang Đức, tức là thể chế dân chủ phương Tây. 

1992: NATO tham chiến ở Yugoslavia với sự quyết định của LHQ. 12.4.1993 NATO bắt đầu mở khu vực cấm không vận ở Bosnia-Herzegovina để đánh quân Serbia. 

Tháng 12 năm 1995: Hiệp ước hòa bình Dayton

NATO, Hồi giáo Bosnia và Croatia buộc Bosnia Serbia ký hiệp ước hoà bình Dayton ở Mỹ. 

1999: NATO vào cuộc chiến ở Kosovo để giữ hòa bình trong khu vực

Nga dùng quyền phủ quyết để phản đối NATO vào cuộc chiến ở Kosovo.

12.3.1999: Ba Lan, Hung Gia Lợi và Cộng hoà Séc vào NATO. Tăng lên số lượng thành viên từ 16 đến 19 nước NATO. 

11.9.2001: Cuộc tấn công khủng bố vào hai tòa cao ốc World Trade Center ở New York, Mỹ

Người chủ mưu là Osama Bin Laden đã tiếp trợ tài chánh cho các nhóm Hồi giáo cực đoan, đã tấn công khủng bố ở Mỹ. Osama Bin Laden trốn núp ở Afganistan.

Điều 5 trong điều lệ của NATO lần đầu tiên được áp dụng trong cuộc tấn công khủng bố này, theo điều lệ này các nước NATO phải giúp đỡ Mỹ. Mỹ và đông minh đã đem quân vào Afganistan và Irak để dập tắt quân khủng bố và người chủ mưu Osama Bin Laden, mà họ đã lên kế hoạch tấn công nước Mỹ. 

11.8.2003: NATO chỉ huy quân sự ở Afghanistan

2004: Bulgaria, Latvia, Liettua, Romania, Slovakia, Slovenia và Estonia vào NATO

2005: NATO viện trợ nhân đạo ở châu Phi

Liên minh châu Phi yêu cầu NATO giúp đỡ trong các hoạt động gìn giữ hòa bình ở vùng Darfur của Sudan, nơi đã bị tàn phá bởi nội chiến, một kỷ nguyên mới đã bắt đầu trong lịch sử của NATO.

NATO bắt đầu gửi viện trợ nhân đạo tới Darfur và cuối năm đó NATO viện trợ nhân đạo ở Pakistan trong cuộc động đất.

NATO cũng đã giúp đỡ Hoa Kỳ trong cơn bão Katrina ở miền nam Hoa Kỳ vào tháng 8 năm 2005, bão Katrina gây lũ lụt lớn, đặc biệt là ở thành phố New Orleans.

2009: NATO đã hoạt động nhiều lần ở Châu Phi.

Bao gồm cả viện trợ nhân đạo và các hoạt động vũ trang, chẳng hạn như vụ đánh bom nhắm vào Muammar Gaddafi ở Libya năm 2011 và tuần tra các vùng biển xung quanh mũi Sừng châu Phi mà bị cướp biển tấn công.

Thời tổng thống Trump năm 2017-2021, TT Trump nhiều lần hăm doạ Mỹ sẽ rút khỏi NATO nhưng bất thành vì nhiệm kỳ của ông đã kết thúc.

2021: NATO rút quân khỏi Afganistan.

24.2.2022: Nga xâm chiếm Ukraina

Vai trò của NATO càng quan trọng hơn bao giờ vào thời điểm này. Các nước NATO và vài nước đồng minh khác bắt đầu viện trợ vũ khí cho Ukraina. NATO không trực tiếp can thiệp vào cuộc chiến giữa Nga và Ukraina nhưng luôn luôn viện trợ Ukraina về mặt quân sự lẫn nhân đạo.

4.4.2023: Phần Lan vào NATO, kết thúc chính sách trung lập về mặt quân sự của Phần Lan. 

2024: Thuỵ Điển vào NATO ngày 11.3.2024, kết thúc sự bất đồng của hai nước NATO Thổ Nhĩ Kỳ và Hung Gia Lợi đối với Thuỵ Điển. Kết thúc 200 năm trung lập về mặt quân sự của Thuỵ Điển.

Kể từ ngày thành lập NATO cho tới ngày nay, NATO đã có tổng cộng 13 tổng thư ký, tổng thư ký NATO hiện giờ là ông Jens Stoltenberg từ Na Uy, nhiệm kỳ của ông hết hạn vào mùa thu 2024. Người kế nhiệm có thể là cựu thủ thướng Hoà Lan Mark Rutte, Mark Rutte được ủng hộ mạnh mẽ từ nhiều nước trong khối NATO.

NATO hiện giờ có 32 thành viên: Mỹ, Canada, Anh Quốc, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Bồ Đào Nha, Ý, Băng Đảo, Hoà Lan, Bỉ, Luxemburg, Đan Mạch, Na Uy, Thuỵ Điển , Phần Lan, Estonia, Latvia, Liettua, Ba Lan, Hung Gia Lợi, Cộng hoà Séc, Slovakia, Romania, Bulgaria, Slovenia, Kroatia, Montenegro, Albania, Bắc Makedonia.

Trụ sở chính của NATO ở Vương Quốc Bỉ.

Tổng thư ký Jens Stoltenberg

Nguồn tham khảo:

https://historianet.fi/sota/kylma-sota/nato-aikajana-puolustusliiton-vaiheista

https://www.nato.int/cps/en/natohq/topics_52044.htm

Vastaa

Sähköpostiosoitettasi ei julkaista. Pakolliset kentät on merkitty *