Đường nhân tạo aspartaami (E-koodi là E951) có thể gây rối loạn đến sự phát triển của bào thai, theo các nhà nghiên cứu quốc tế. Các chuyên gia khuyến cáo tránh dùng các thực phẩm và nước ngọt có chứa chất tạo ngọt aspartaami.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 14.7.2023 đã liệt kê chất này vào danh sách chất có thể gây ung thư cho con người. Trong cuộc thử nghiệm vào năm 2022 các con chuột trắng bị mắc chứng sợ hãi, cho thấy có liên quan đến chất aspartaami.
Aspartaami cũng có liên quan đến sự suy giảm trí nhớ và khả năng học tập, theo cuộc nghiên cứu vào mùa thu năm 2023. Ví dụ như nước ngọt ‘Zero sugar’ và kẹo cao su (chewing gum) có chứa chất aspartaami; chất làm tăng độ ngọt gấp 200 lần so với đường thường.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học UT Health San Antonio phát hiện rằng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở bào thai trai cao gấp ba lần nếu người mẹ tiêu thụ mỗi ngày ít nhất một lon nước ngọt có chứa chất aspartaami hoặc một lượng aspartaami tương đương trong các thực phẩm khác khi người mẹ mang thai.
Đối với bào thai nữ thì không bị ảnh hưởng đáng kể, nhưng tránh dùng chất aspartaami trong thời gian mang thai là an toàn nhất.
WHO vẫn chấp thuận cho dùng dưới 40 mg/kg trọng lượng cơ thể trong một ngày. Có nghĩa là một người lớn nặng cỡ 60-70 kg được uống 9-14 lon nước ngọt có chất aspartaami trong một ngày thì vẫn an toàn, trong mức quy định cho phép.
Theo ông Francesco Branca, trưởng ban về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm của WHO, vấn đề nằm ở đây là một số đông người tiêu dùng các sản phẩm có chứa aspartame. Mặt khác ông Branca cũng cho biết rằng không có gì phải lo lắng nếu thỉnh thoảng bạn uống nước ngọt.
Nếu uống quá lố thì lại là lợi bất cập hại.
Thạc sĩ khoa học thực phẩm Nguyễn Văn Tuấn từ California phân tích về chất aspartaami trên đài VOA Tiếng Việt, chất aspartaami bị tranh cãi trong mấy chục năm nay, kể từ năm 1965 đã phát hiện chất này. Suốt mấy chục năm nay các nhà nghiên cứu trên thế giới chia làm 2 phía – một bên nói là an toàn và một bên nói không an toàn.
Một khi chất aspartaami đã vào cơ thể của con người nó sẽ biến thành chất cồn (metanoli) và sau đó nó biến thành chất formaldehyde, mà chất formaldehyde này lại là chất gây ung thư, thạc sỹ Nguyễn Văn Tuấn có phân tích trên kênh Youtube VOA Tiếng Việt.
Ruokavirasto:
Tạp chí khoa học Tieteen Kuvalehti 28.9.2023: https://tieku.fi/terveys/tutkimus-yhdistaa-yleisen-makeutusaineen-sikion-kehityshairioon
Ilta-Sanomat 15.7.2023:
https://www.is.fi/terveys/art-2000009712320.html
Báo Helsingin Sanomat 14.7.2023: https://www.hs.fi/tiede/art-2000009718871.html