Tìm hiểu về bộ môn bơi ngoài trời vào mùa đông

Bộ môn bơi ngoài thiên nhiên vào mùa đông có tốt cho sức khỏe hay không?

Những cá nhân thường xuyên bơi lội ngoài trời vào mùa đông họ kể rằng ít khi bị viêm đường hô hấp, tinh thần ít bị căng thẳng, ít bị đau khớp hoặc đau nhức và họ thường ngủ ngon giấc.

Bà Pirkko Huttunen, tiến sĩ từ khoa pháp y tại đại học Oulu, xác nhận những điều trên là sự thật.

Trong nước lạnh, tuyến thượng thận tiết ra hoóc môn cortisol và adrenaline giúp cơ thể sinh nhiệt.

Có một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc sốc lạnh có thể tăng tốc quá trình trao đổi chất bằng cách kích hoạt mô mỡ trắng của cơ thể và chuyển hóa thành mô mỡ nâu để đốt cháy chất béo.

Mặc dù huyết áp tăng và nhịp tim tăng sau khi ngâm mình trong nước lạnh, nhưng nếu bơi lội thường xuyên vào mùa đông có thể làm giảm cả huyết áp và nhịp tim. Cơ thể dần dần quen với sự thay đổi chênh lệch nhiệt độ, không còn bị sốc như lúc ban đầu.

Có 8 khuyến cáo đối với các cá nhân chưa quen với nước lạnh gần 0 độ C 

Bơi lội vào mùa đông có tác dụng tốt cho sức khỏe, nhưng đối với những cá nhân mới bắt đầu tập tắm lần đầu tiên thì cần phải thực tập từ từ.

1. Bắt đầu thực tập sức chịu lạnh vào mùa thu 

Nếu cơ thể chưa quen với nước lạnh, có thể bị sốc nếu vội nhảy vào nước lạnh với nhiệt đột gần 0 độ C. Đối với một số người có thể gây ngạt thở và thậm chí thở gấp, nguy cơ sẽ bị chết đuối. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu cho thấy cơ thể của bạn sẽ quen với nước lạnh nếu bạn thực tập thường xuyên. Đây là lý do tại sao bạn cần phải bắt đầu tập lội vào mùa thu. 

2. Đừng bơi trong nước băng giá một mình

Cơ thể có thể bị sốc trong nước lạnh gần 0 độ C và bạn bắt đầu cảm thấy khó chịu, không nên bơi một mình để giảm rủi ro trong trường hợp bạn bị ngất xỉu.

3. Luôn đọc dự báo thời tiết trước 

Luôn kiểm tra dự báo thời tiết trước khi đi bơi vào mùa đông. Bạn không nên bơi trong thời tiết xấu. Chỗ tắm ngoài trời cần có các thiết bị cứu hộ gần đó để đề phòng. 

4. Xuống nước từ từ 

Xuống nước từ từ để cơ thể có thời gian làm quen với nước lạnh. Sự chênh lệch nhiệt độ đột ngột gây ra căng thẳng cho trái tim và kết quả là huyết áp dao động có thể gây ra cảm giác chóng mặt. 

5. Thở chậm và giữ bình tĩnh 

Nếu chưa quen với nước lạnh, có thể thở quá nhanh, hậu quả có thể dẫn đến co mạch và chóng mặt, thậm chí ngất xỉu. 

6. Nên bơi gần cầu thang hoặc gần bờ biển/hồ 

Luôn bơi gần cầu thang hoặc bờ biển để bạn có thể nhanh chóng leo lên cầu thang nếu cần. 

7. Xuống tắm một chút là đủ, không cần phải ngâm lâu

Ngâm đợt đầu tiên trong chốc lát là đủ và sau đó có thể ngâm lâu hơn nếu cảm thấy có sức chịu đựng nước lạnh.

Thậm chí nửa phút cũng đủ để mang lợi ích cho sức khỏe. Nước lạnh giúp cơ bắp săn chắc thật nhanh chóng. 

8. Đừng nhảy cúi đầu vào nước lạnh

Không nên nhúng đầu dưới nước lạnh. Nếu bạn muốn làm ướt tóc, đừng nhúng đầu quá 2 giây. 

——————————————————-

Ở Phần Lan môn thể thao bơi lội ngoài trời vào mùa đông diễn ra từ tháng 10 tới cuối tháng 5.

Ước tính khoảng 150 000 người Phần Lan thích tắm ngoài thiên nhiên vào mùa đông. 

Tieteen Kuvalehti: https://tieku.fi/ihminen/terveys/avantouinti-on-terveellista

Avantouinti - naisavantouimari


Suomessa harrastaa säännöllisesti avantouintia noin 150 000 ihmistä. Avantouinti on koko kehon kylmähoitoa, jota käytetään muun muassa reumataudeissa ja urheilijoilla palautumisessa. Se voi myös auttaa toipumaan työkuormituksesta.

Avantouinti tarkoittaa yleensä 30–60 sekunnin pituista pulahdusta tai uiskentelua jäähän sahatulla avovesialueella. Talviuinnista puhutaan, kun jäättömässä vesistössä uidaan alle kymmenasteisessa vedessä. Avantouinnissa järjestetään SM- ja MM-kisoja, joissa on kilpailtu myös pitemmillä matkoilla. Maailmalla uidaan extreme-kisoja jäävesissä sekä pitkiä matkoja kylmähköissä vesissä. Pitkät uinnit vaativat erityisharjoittelua. Siksi tutkimuksia tarkasteltaessa on otettava huomioon, minkälaisia uimareita ne käsittelevät.

Tavallinen avantouimari on keskimäärin 45–55-vuotias mies tai nainen. Hän käy töiden jälkeen kaksi–kolme kertaa avantouintiseuran uimapaikalla saunomassa ja uimassa. Runsaan tunnin käyntiin sisältyy 4–6 uintikertaa. Saunomatta avantoon pulahtavat tavallisesti aamu-uimarit.

Avantouintia on tutkittu suhteellisen vähän. Kyllikki Kauppinen totesi väitöskirjassaan 1980-luvulla, että avantouimarit ovat hieman keskimääräistä tukevampia, mutta yhtä terveitä kuin vertailuväestö. Tuki- ja liikuntaelinvaivoja heillä oli hieman tavanomaista enemmän. Tämä on usein esitetty syyksi liikuntamuodon harrastamiseen.

Tampereen yliopiston psykologian laitoksen tutkimuksessa avantouimarit olivat vertailuryhmiä hyvinvoivempia ja onnellisempia. Tulos koski eritoten eläkeikäisiä uimareita. Avantouimarit ovatkin terveystietoisia ja kiinnostuneita itsehoitomenetelmistä.

Suomen Ladun avantouintikyselyssä yli 60 prosenttia vastanneista koki stressin ja flunssien vähentyneen. Avantouinti auttoi kolmanneksen mielestä särkyihin ja paransi unen laatua. Avantouinti lisäsi ennen kaikkea yleistä hyvää oloa ja energisyyttä. Avovastauksessa mainittiin jopa tietynasteinen euforia – velat muuttuvat saataviksi avannossa.

Liikuntatieteellinen seura: https://www.lts.fi/liikunta-tiede/artikkelit/avantouinti-voi-auttaa-jaksamaan-ja-palautumaan.html

Vastaa

Sähköpostiosoitettasi ei julkaista. Pakolliset kentät on merkitty *