Trung Quốc xây dựng mạng lưới khắp thế giới – Tổng giám đốc tiền nhiệm của Google dự đoán rằng sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc sẽ chia internet thành hai phe nhóm
Tại thủ đô Nairobi, nước Kenia có tổng cộng 1.800 camera an ninh nhằm để theo dõi đời sống của người dân trong thành thị. Hai mạng lưới camera an ninh công và tư giám sát liên tục và cung cấp hình ảnh chính xác cho các dịch vụ đám mây công cộng. Hàng loạt hình ảnh của những khuôn mặt được phân tích bằng hệ thống trí tuệ nhân tạo.
Hãng sản xuất máy điện tử Huawei, là một công ty rất lớn, hiện đang xây dựng các thành phố thông minh khắp thế giới, hàng trăm thành phố thông minh tương tự như Nairobi và trong tương lai họ sẽ tiếp tục xây thêm.
Tội phạm ở Nairobi hầu như đã giảm bớt phân nửa khi hệ thống này đã được thực hiện. Ngoài việc chống tội phạm, các thành phố thông minh cũng dùng công nghệ này trong việc tiết kiệm nước dùng. Ở một số thành phố, khách hàng bước lên xe buýt qua sự nhận diện khuôn mặt của khách hàng.
Hệ thống này cũng có thể được sử dụng để kiểm soát công dân và cũng là mục đích để che đậy những tiếng nói của những nhà hoạt động tự do, dân chủ và nhân quyền.
TRUNG QUỐC XÂY DỰNG MỘT MẠNG LƯỚI Ở CHÂU PHI
Các dự án an ninh thành phố của công ty Huawei là một phần trong nỗ lực mạnh mẽ của Trung Quốc để truyền bá công nghệ thông tin của mình đến thế giới, đặc biệt là ở các nước Trung Đông và châu Phi. Sự nỗ lực này đã được định hình như một dự án được gọi là ĐƯỜNG LỤA KỸ THUẬT SỐ ở Trung Quốc.
Ba năm trước, Trung Quốc đã khởi động một dự án ”MỘT VÀNH ĐAI và MỘT CON ĐƯỜNG (Belt and Road Initiative, BRI)” được thiết kế nhằm để tạo ra một mạng lưới vận chuyển toàn cầu từ Trung Quốc đến khắp thế giới, thông qua các dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ; với mục tiêu, thúc đẩy mạng lưới xuyên biên giới và cải thiện các kết nối viễn thông quốc tế.
Trong dự án ĐƯỜNG LỤA, công ty viễn thông Trung Quốc ZTE hiện đang xây dựng mạng di động ở Ethiopia và kéo cáp quang tại Afghanistan. Các công trình đã được thực hiện ở các nước như Nigeria, Lào, Sri Lanka, Sudan và Thổ Nhĩ Kỳ.
Hãng Huawei đã cam kết sẽ đầu tư hơn 1 tỷ đô la để cải thiện hệ thống mạng Internet ở Cameron, Kenya, Zimbabwe, Togo và Niger.
Ở Uganda, Trung Quốc ưu đãi chính quyền Uganda trong việc kiểm soát mạng xã hội và ”chống tội phạm mạng” như đã chính thức hứa hẹn.
Hệ thống nhận diện khuôn mặt đã được sử dụng tại các sân bay của Zimbabwe và các địa điểm ranh giới giữa các quốc gia của Zimbabwe.
TẦM NHÌN VỀ AN NINH MẠNG CỦA TẬP CẬN BÌNH
Tập Cận Bình đã lần lược nhiều lần ủng hộ chủ quyền của không gian mạng trong nhiều năm qua . Ý tưởng cốt lõi là chính quyền có quyền quản lý internet trong ranh giới của họ, về không phận cũng không loại bỏ. Khi cáp viễn thông truyền qua trong biên giới của một quốc gia, quốc gia đó có quyền kiểm soát viễn thông trong nước của họ.
Ví dụ, Trung Quốc nổi tiếng nhất về kiểm soát tường lửa để ngăn cản người dân TQ truy cập vào các trang mạng hoặc các ứng dụng mà chính quyền không muốn họ truy cập vào.
Vào tháng 6 năm 2017, Trung Quốc đã áp dụng luật an ninh mạng, điều này cho thấy họ nắm bắt thắt chặt hơn trong việc quản lý không gian mạng. Trước khi luật này đã thông qua, Tổ chức Freedom House xem tình trạng tự do ngôn luận của Trung Quốc là tồi tệ nhất. Sau luật anh ninh mạng, tình trạng hiện giờ thậm chí còn tồi tệ hơn.
Ngoài kiểm duyệt truyền thống, luật an ninh mạng hạn chế ẩn danh trực tuyến. Nó đòi hỏi các công ty phải quan sát và phải báo cáo các trường hợp ngoại lệ trong việc lưu thông trên mạng. Các doanh nghiệp cũng phải cung cấp kỹ thuật cho các cơ quan chức năng ” nếu có mối đe dọa lớn cho sự an toàn” , họ có quyền ngắt kết nối toàn bộ lưu thông trên mạng.
Các phương thức mã hóa viễn thông phải được sự chấp thuận của chính quyền Trung Quốc và các nhà quản lý các cơ sở hạ tầng mạng phải tiết lộ mã nguồn của phần mềm của họ cho các cơ quan chức năng Trung Quốc. Những quy định này nó vi phạm bản quyền của các công ty, nhưng các lựa chọn là không còn nhiều.
Tất cả giữ liệu dựa trên web buộc phải lưu trữ trên các máy chủ được đặt tại Trung Quốc và nếu giữ liệu có ý định di chuyển vượt ngoài biên giới, giữ liệu buộc phải xin phép chính quyền Trung Quốc.
Các nhà chức trách đã ra lệnh phạt tiền hàng ngàn euro đối với các công ty công nghệ, Tencent, Baidu và Sina, vì chia sẻ các nội dung bị cấm. Theo các nhà chức trách, các máy chủ của công ty có lưu trữ các tin tức giả và nội dung khiêu dâm.
VAY TIỀN KHÔNG CÓ YÊU CẦU NHÂN QUYỀN
Các dự án ĐƯỜNG TƠ LỤA không đầu tư thẳng từ nhà cầm quyền Trung Quốc, vì vậy mà Trung Quốc đã thành lập Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á (AIIB) vào tháng 6/2015.
Các khoản vay không nhất thiết lúc nào những khoản lãi phải thấp, cộng thêm việc vay nợ không có đòi hỏi dân chủ hóa hay nhân quyền. Cũng vì lý do này các dự án ”MỘT VÀNH ĐAI và MỘT CON ĐƯỜNG (Belt and Road Initiative, BRI)” đặc biệt thường khởi công ở các nước tham nhũng và độc tài. Điều kiện chung trong các dự án vay nợ là công ty Trung Quốc phải được chọn làm nhà thầu. Các dự án BRI đã mang lại lợi ích cho các công ty xây dựng của người Trung Quốc.
Các điều khoản trả nợ thông thường rất nghiêm ngặt. Cảng Hambantota có diện tích gần 70 km vuông ở Sri Lanka(Tích Lan), được xây dựng bằng tiền của Trung Quốc, đã bị Trung Quốc lấy lại vào năm ngoái vì vỡ nợ với Trung Quốc. Hải cảng (Hambantota) nằm trong chiến lược ĐƯỜNG TƠ LỤA Thái Bình Dương và hiện nay cảng này đã thuộc sở hữu của Trung Quốc với hợp đồng thuê 99 năm. Một thỏa thuận khác tương tự với Trung Quốc là một một cảng ở Pakistan. Trung Quốc cũng có một cảng riêng ở nước Djibouti, Châu Phi. Một kế hoạch khác họ đang lên kế hoạch xây một cảng ở Miến Điện.
Dọc ĐƯỜNG TƠ LỤA, có nhiều quốc gia có nền kinh tế rất yếu kém. Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Toàn cầu (https://www.cgdev.org, Center of Blobal Development) đã công bố danh sách tám quốc gia như (Lào, Kyrgyzstan, Malediivit, Montenegro, Djibouti, Tajikistan, Mông Cổ, Pakistan) có nguy cơ khủng hoảng kinh tế cao do nợ liên quan đến BRI. Ví dụ, một đường cao tốc đang được xây dựng ở Montenegro, châu Âu, chi phí chiếm khoảng một phần tư tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia này. Dự án đường sắt giữa Lào và Trung Quốc chiếm gần một nửa GDP của Lào.
Tổng cộng, ước tính có tới 4 nghìn tỷ đô la sẽ được chi cho các dự án ĐƯỜNG TƠ LỤA trải rộng trên 70 quốc gia.
TRUNG QUỐC ĐÃ LỢI DỤNG THỜI CƠ VÀ TẠO RA MỘT SẢN PHẨM XUẤT KHẨU ĐỂ THU HÚT NHIỀU QUỐC GIA THAM NHŨNG VÀ ĐỘC TÀI.
–https://www.cgdev.org – https://en.wikipedia.org/wiki/Center_for_Global_Development
TRUNG QUỐC MUỐN TRỞ THÀNH MỘT NHÀ THIẾT KẾ
Trung Quốc có tư thế sản xuất công nghệ thông tin trong những thập kỷ qua. Điều này được phản ánh trong thực tế rằng mặc dù Trung Quốc có nền kinh tế năng động, chuỗi giá trị chưa có đi đến TỘT ĐỈNH.
”Dòng tiền lợi nhuận vẫn đang tập trung ở phương Tây”, nhà nghiên cứu chính sách kinh tế về Trung Quốc, Ông Markus Holmgren nhấn mạnh.
Chuyên gia phát triển công nghệ của Trung Quốc Ông Adam Segal, từ Hội đồng Quan hệ đối ngoại Hoa Kỳ ước tính rằng Trung Quốc đã dẫn đầu với Mỹ trong việc định hình Internet.
INTERNET CÓ BỊ CHIA LÀM ĐÔI KHÔNG?
Internet từ lâu đã là một dự án của Mỹ. Dự án của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ về mạng lưới càng ngày càng tăng trưởng, hiện giờ Bộ quốc phòng Mỹ đã kết hợp hàng chục tỷ máy thiết bị điện tử.
Ở các nước phương Tây, đang lo ngại sự ảnh hưởng mạnh của Trung Quốc, sẽ làm cho Internet ít gần gũi và ít cởi mở hơn. Một số chuyên gia đang nói về sự phân mảnh của Internet. Cựu giám đốc điều hành của Google, ông Eric Schmidt, dự đoán rằng internet sẽ được chia thành hai phần: phần do Mỹ dẫn đầu và phần dẫn đầu bởi Trung Quốc.
Chuyên gia Adam Segal, từ tổ chức Concil on Foreign Relations, CRF chỉ ra rằng Internet hiện giờ đã bị phân mảnh. Ngay cả các ngôn ngữ và văn hóa khác nhau cũng gây ra sự phân mảnh trên mạng. Rất ít ỏi người Phần Lan vào các trang web của Trung Quốc và rất ít ỏi người Trung Quốc vào trang mạng của Phần Lan.
Tốc độ của sự phân mảnh trong công nghệ hiện đang tăng , ông Segal thừa nhận. Nó dẫn đến sự mất tin tưởng giữa Trung Quốc và phương Tây.
Đối với các công ty công nghệ, điều này tạo ra những khó khăn khi thị trường kinh tế bị phân hóa và nguồn gốc sản phẩm của một quốc gia bắt đầu ngày càng chú trọng hơn. Segal dự đoán rằng các công ty sẽ phải tạo ra hai sản phẩm trong tương lai: một sản phẩm dành cho Trung Quốc và một sản phẩm dành cho thị trường trên thế giới. Điển hình là dịch vụ mạng xã hội LinkedIn, bị kiểm duyệt nội dung ở Trung Quốc.
Tám năm trước, Google đã rút khỏi Trung Quốc và hiện giờ đã lặng lẽ phát triển một công cụ tìm kiếm, với phiên bản kiểm duyệt, để phù hợp cho thị trường Trung Quốc. Dự án, được gọi là Dragonfly; dự án đã bị tiết lộ và đã gây phẫn nộ ở phương Tây.
Điều này có ý nghĩa gì đối với người dùng internet bình thường?
– Tôi nghĩ chúng ta có thể thấy nhiều mạng lưới internet khác nhau, thấy khác nhau nhưng lại thấy tương tự với nhau. Bạn vẫn có thể gửi email cho bạn bè của mình đến Trung Quốc; email của bạn có thể bị đọc, nhưng nó vẫn sẽ được gửi đi, Segal nói.
Yle-uutiset 11.10.2018: https://yle.fi/uutiset/3-10442069