Nghịch lý về dự luật Đặc khu Kinh tế: Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc

Nghịch lý về Đặc khu Kinh tế

 

Nguyễn Quang Dy

Gần đây, dư luận quan tâm và tranh cãi nhiều về dự luật “đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt” (gọi tắt là “đặc khu kinh tế”) sắp được Quốc Hội “bấm nút” thông qua. Dự kiến ba đặc khu kinh tế đầu tiên là Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang) có kinh phí đầu tư là 1.570.000 tỉ VNĐ (tính đến năm 2030). Tuy không phản đối khái niệm “đặc khu kinh tế” (special economic zone) và chưa biết họ lấy tiền từ đâu để đầu tư nhưng tôi không ủng hộ ba đặc khu kinh tế nói trên, vì các lý do sau.

 

Bối cảnh

Tuy đối với các nước có nền kinh tế chuyển đổi (như Việt Nam), đặc khu kinh tế vẫn là một mô hình phát triển hấp dẫn, nhưng dường như đã lỗi thời và có nhiều bài học thất bại. Nó đòi hỏi những điều kiện nhất định, vì vấn đề không phải là làm cái gì (what) mà là làm thế nào (how). Mọi chuyện đều có thể, nhưng “sai một ly đi một dặm”. Nếu đủ điều kiện và phát triển đúng hướng/đúng cách, nó có thể là đòn bẩy kinh tế và đầu tàu phát triển (như Thâm Quyến). Dubai là một bài học thành công mà nhiều nước khác muốn bắt chước. Nhiều người Việt đã từng mơ ước biến Chu Lai thành Dubai của Việt Nam, hay biến Phú Quốc thành Singapore của Việt Nam. Singapore thành công vì có Lý Quang Diệu (Việt Nam không có). Dubai thành công vì không có yếu tố Trung Quốc (Việt Nam có quá nhiều).

Tuy ý tưởng về đặc khu kinh tế không mới, nhưng người ta đã chóng quên bài học xấu về các dự án lớn như “đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng”, khai thác bauxite Tân Rai & Nhân Cơ (Tây Nguyên), cũng như kinh nghiệm xấu tại Chu Lai (Quảng Nam, 2003), Dung Quất (Quảng Ngãi, 2005), Nhơn Hội (Bình Định, 2005), Chân Mây (Thừa Thiên,  2006), Vân Phong (Khánh Hòa, 2006), Phú Yên (Phú Yên, 2008). Tại sao các nơi đó thất bại? Cái gì đảm bảo ba đặc khu mới này sẽ thành công? Nếu Việt Nam không cải tổ thể chế để kiểm soát quyền lực và tham nhũng, thì các mô hình phát triển tương tự sẽ lặp lại bài học “lợi bất cập hại”.

Khi tài nguyên ngày càng cạn kiệt và quỹ đất ngày càng khan hiếm, các nhóm lợi ích tất nhiên sẽ đua nhau tận thu bằng nhiều cách, như tăng thuế (VAT, thu nhập, tài sản), tăng giá (xăng dầu, điện, nước), tăng phí (như BOT). Đặc khu kinh tế là một miếng mồi ngon mà họ sẽ vận động để có phần. Trong khi Trung Quốc ráo riết quân sự hóa và kiểm soát Biển Đông, không cho người Việt khai thác dầu khí và đánh cá trong vùng biển của mình, chắc họ sẽ tăng cường bành trướng thế lực để chiếm các vị trí hiểm yếu trên đất liền. Đặc khu kinh tế là một miếng mồi ngon mà họ thèm muốn. Các nhóm lợi ích Việt Nam có thể câu kết với các tập đoàn Trung Quốc (vì song trùng lợi ích) để thao túng chính sách và dự án.   

Tuy năng lực quản trị-điều hành của các cấp chính phủ (nhất là địa phương) còn yếu kém, nhưng lòng tham vô đáy, nên họ dễ bị các nhóm lợi ích thao túng. Trong khi bài học đau đớn về Formosa và bauxite Tây Nguyên còn chưa quên, thì bê bối về các dự án đầu tư công tại Ninh Bình đang làm dư luận giật mình kinh hoàng. Dù Ninh Bình không phải là đặc khu kinh tế, nhưng đã là “vương quốc” riêng.  Các nhóm lợi ích không chỉ “ăn của dân không từ một cái gì” (như bà Nguyễn Thị Doan nói) mà họ còn “ăn tàn phá hại” và để lại những hệ quả khôn lường, không chỉ về kinh tế và xã hội, mà còn về an ninh quốc gia.

Bức tranh kinh tế   

Theo chuyên gia Vũ Quang Việt, các đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc “đặt lợi ích nhóm lên hàng đầu”. Các quy định trong dự luật về đặc khu chủ yếu nhằm vào thị trường địa ốc (property) và đánh bạc (casino) chứ không nhằm thu hút đầu tư công nghệ cao. Trong khi đó, cái mà Việt Nam cần là công nghệ cao và giáo dục để tăng năng suất lao động, phát triển công nghiệp và kinh tế trí thức, chứ không phải là phát triển địa ốc và casino. Ông Việt cho biết trong giai đoan 2011-2016, năng suất lao động trong khu vực công nghiệp tại Việt Nam tăng (hàng năm) rất thấp (chỉ đạt 2.9%), trong khi triển vọng tăng GDP (bình quân hàng năm) không thể cao hơn 5.0%, nếu năng suất lao động không tăng cao hơn 4.0%. Đó là một “hiện tượng kinh tế kỳ lạ”, và là một nghịch lý phát triển tại một đất nước mà năng suất lao động vào loại thấp nhất thế giới (thấp hơn Singapore 15 lần).

Do không có cuộc tranh luận (debate) để đánh giá nghiêm túc và định lượng cụ thể các mặt lợi & hại về kinh tế-xã hội cũng như về địa chính trị, nên dễ dẫn đến tình trạng ngộ nhận (do chủ quan duy ý chí) hoặc bị động làm liều (do các nhóm lợi ích thao túng) nên dễ mắc sai lầm (như trước đây). Có mấy kịch bản có thể xẩy ra: Thứ nhất, chắc sẽ có một cơn “sốt đất mới” (new land rush) trong một thị trường địa ốc vốn đã quá nóng do giá đất đã bị giới đầu cơ địa ốc đẩy lên khá cao (thậm chí từ khi mới đồn đại về đặc khu). Thứ hai, dễ xuất hiện “bong bóng địa ốc” (property bubble) có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng cung-cầu (over supply) làm bức tranh kinh tế càng thêm méo mó và hỗn loạn. Thứ ba, do hệ quả của 2 hiện tượng nói trên, các đặc khu này sẽ không hấp dẫn đối với giới đầu tư công nghệ cao, vì họ cần một môi trường đầu tư sạch và một hệ sinh thái kinh doanh lành mạnh hơn.

Trong khi kêu gọi đầu tư cho công nghệ 4.0 thì những gì đang diễn ra tại các đặc khu này chỉ là tư duy kinh tế 1.0. Nếu định dùng ưu đãi cho thuê đất 99 năm để hấp dẫn đầu tư công nghệ cao thì không thực sự cần thiết, vì giới đầu tư công nghệ 4.0 không cần quyền sử dụng đất lâu dài. Để kinh doanh theo chuỗi cung ứng và giá trị toàn cầu, nhà đầu tư luôn cần kết nối với hệ thống hạ tầng và hệ sinh thái kinh doanh, mạng lưới đối tác và các tổ chức trung gian về tài chính, các dịch vụ chuyên nghiệp và nguồn lao động tay nghề cao, là những thứ mà các đặc khu kinh tế này không có. Điều duy nhất mà nó có chỉ đơn giản là thiết lập một không gian tự do kinh doanh trong một môi trường kinh doanh không tự do. Những ưu đãi đặc biệt thực ra chẳng có gì đặc biệt. Vậy mục đích thực sự của đặc khu kinh tế là gì (ngoài bất động sản)? Câu trả lời nhãn tiền là “casino và redlight” vì đây là nơi duy nhất (tại Việt Nam) họ được phép hành nghề tự do. Nhưng còn một lý do nữa mà nhiều người nghĩ đến nhưng ngại nói ra (vì sợ nhạy cảm) là yếu tố Trung Quốc. Ngoài ra không có gì khác.      

Bức tranh chính trị-xã hội   

Hành lang pháp lý của đặc khu quy định nhiều quyền hạn cho “chủ tịch đặc khu” như lãnh chúa (hay “vua con”) có quyền cho phép nhà đầu tư nước ngoài thuê đất 70 năm đến 99 năm (nếu được Thủ tướng đồng ý), và có quyền chọn thầu, ký hợp đồng lao động, tuyển công chức…Các nhà đầu tư được miễn thuế thuê đất 30 năm, có thể bán lại tài sản và thừa kế tài sản. Một số chuyên gia cho rằng cho thuê đất tối đa 99 năm chỉ có lợi cho các đại gia bất động sản, trong khi đó 85% các nhà đầu tư khẳng định chính sách ưu đãi thuế là không cần thiết (theo World Bank). Người nước ngoài được phép làm việc 180 ngày/năm (mà không cần giấy phép lao động). Họ chỉ cần đầu tư 110 tỷ VNĐ ($5 triệu) là được cấp thẻ tạm trú 10 năm. Người Việt được phép vào chơi casino, và được miễn thuế thu nhập cá nhân trong vòng 5 năm (và giảm tiếp 50% sau đó). Những ưu đãi này sẽ dẫn đến một làn sóng di dân mới, đặc biệt là lao động giản đơn từ Trung Quốc và các nước láng giềng khác, làm đảo lộn cơ cấu dân số (demographic structure) và có thể làm gia tăng tệ nạn xã hội và tội phạm như tình trạng “miền Tây Hoang dã” (Wild West). Đồng thời, đặc khu kinh tế còn là “cái nôi đặc biệt” (special cubator) cho chủ nghĩa tư bản thân hữu (hay “tư bản đỏ”).

Theo giáo sư Minxin Pei, sự cấu kết của “chủ nghĩa tư bản thân hữu” (crony capitalism) làm cho quá trình dân chủ hóa sẽ gặp khó khăn, rắc rối. Kịch bản dân chủ hóa do tầng lớp trung lưu dẫn dắt rất khó xảy ra dưới chế độ tư bản thân hữu (tại Trung Quốc). Các di sản của chủ nghĩa tư bản thân hữu (như tình trạng bất bình đẳng về tài sản, chính quyền địa phương mafia, cấu kết với các đại gia có đặc quyền) sẽ tạo điều kiện cho những kẻ chiếm đoạt được nhiều tài sản lớn sử dụng quyền lực chính trị để trấn áp các nhân tố dân chủ mới làm cho họ không thể phát triển. Chế độ thối nát (regime decay) sẽ hủy hoại thanh danh chế độ Đảng/Nhà nước bằng ba cách. Thứ nhất, khi các nhóm lợi ích hình thành và xâm nhập vào mọi ngõ ngách của chế độ, chúng sẽ thao túng quyền lực chính trị, biến quyền lực của chế độ thành công cụ quyền lực riêng. Thay vì phục vụ lợi ích của chế độ, chúng chỉ mưu cầu lợi ích riêng. Thứ hai, mạng lưới tham nhũng sẽ tranh giành quyền lực và lợi ích nhóm, làm suy yếu sự thống nhất của Đảng. Thanh trừng nội bộ gia tăng sẽ gây nguy hiểm cho sự an toàn cá nhân của lãnh đạo cấp cao. Thứ ba, khi tham nhũng cấu kết và lan rộng trong bộ máy an ninh của Đảng/Nhà nước, chắc chắn nó sẽ hủy hoại sự trung thành và hiệu quả của các thể chế trụ cột mà Đảng/Nhà nước đang dựa vào để tồn tại. (China’s Crony Capitalism, Minxin Pei, Harvard University Press, 2016).

Trong khi một số người cho rằng Phú Quốc có thể phát triển như Singapore (theo nghĩa tốt), một số người khác cho rằng Vân Đồn có thể trở thành Cremea (theo nghĩa xấu). Nhưng câu chuyện thành công của Singapore (the Singapore Story) dựa trên những tiền đề hoàn toàn khác. Ông Lý Quang Diệu từng nói: “Lẽ ra vị trí số một ở châu Á phải là của Việt Nam”. Theo ông, vị trí địa lý chiến lược, tài nguyên thiên nhiên phong phú là hai yếu tố hàng đầu có thể đưa Việt Nam trở thành “người khổng lồ ở châu Á”. Nhưng đáng tiếc ngày nay năng suất lao động của người Việt Nam chỉ bằng 1/15 của người Singapore (hay 1/5 của người Malaysia, 2/5 của người Thailand). Ông khẳng định sự thành công của một quốc gia bao gồm ba yếu tố chính là: (1) điều kiện tự nhiên (như vị trí chiến lược và tài nguyên thiên nhiên), (2) con người, và (3) thời cơ, nhưng căn bản nhất vẫn là yếu tố con người… Vì vậy Ông Lý Quang Diệu rất tiếc vì Việt Nam không biết trọng dụng nhân tài, và cho rằng nhân tài của Việt Nam đã định cư ở nước ngoài hết rồi. (Việt Nam trong mắt Lý Quang Diệu, Cao Huy Huân, VOA, 14/9/2014).

Bức tranh an ninh quốc gia   

Giả sử các đặc khu kinh tế đó có thành công nhất định (trước mắt) về du lịch, địa ốc và casino, thì sẽ phải trả giá về vị thế địa chính trị và an ninh quốc gia. Nói cách khác là “lợi bất cập hại”. Nếu điều 62 về Luật Đất đai là một lỗ hổng chính sách, bị các nhóm lợi ích thao túng, thì điều 69 là cánh cửa mở rộng cho Trung Quốc xâm nhập Việt Nam…Tại dự án thép Formosa (Hà Tĩnh) và dự án giấy Lee & Man (Hậu Giang) tràn ngập người Trung Quốc. Gần đây, dư luận phản ứng chính quyền Quảng Ngãi định di dời đồn Biên phòng Bình Hải để giao đất cho tập đoàn FLC làm dự án “quần thể du lịch nghỉ dưỡng và đô thị Bình Châu-Lý Sơn”. Không phải chỉ có Quảng Ngãi mà trước đó Đà Nẵng cũng đã di dời đồn biên phòng để lấy đất giao cho dự án tư nhân. Thượng tướng Võ Tiến Trung (nguyên Giám đốc Học viện Quốc phòng) khẳng định, “việc bố trí đồn biên phòng ở đâu đã được nghiên cứu rất kỹ. Bởi lẽ đồn nằm trong thế trận phòng ngự, bảo vệ địa phương” (Zing, 22/4).

Điều 62 còn tiềm ẩn lợi ích nhóm, quy định chính quyền địa phương có quyền thu hồi đất của dân giao cho doanh nghiệp làm dự án. Các doanh nghiệp Việt Nam có quyền giao lại đất cho doanh nghiệp nước ngoài (như Trung Quốc). Trong một cuộc hội thảo tại Nhật (7/9/2017), ông Trịnh Văn Quyết (chủ tịch FLC) tuyên bố ngoài việc bán cổ phần, “FLC có thể chuyển nhượng cả dự án cho nhà đầu tư nước ngoài”. Theo tin báo chí, UBND tỉnh Quảng Trị đang chuẩn bị giao cho FLC 1000 ha tại bãi biển Cửa Việt, dự kiến để làm resort, sân golf, và xây dựng một sân bay. Ngoài Vũng Áng (đã nằm trong tay Trung Quốc), Vân Phong và Cửa Việt là hai vị trí chiến lược hiểm yếu đang bị Trung Quốc nhòm ngó. Từ Bắc Trung bộ đến Nam Trung bộ, nhiều vị trí phòng thủ chiến lược đã và đang được giao cho doanh nghiệp làm dự án mà không tính đến yếu tố an ninh quốc gia. Tại Đà Nẵng và Nha Trang, nhiều vị trí phòng thủ chiến lược dọc bờ biển đã bị các doanh nghiệp Trung Quốc chiếm.

Trong bối cảnh lợi ích kinh tế và chủ quyền Việt Nam tại Biển Đông đang bị Trung Quốc đe dọa nghiêm trọng, việc mở ba đặc khu kinh tế tại các địa điểm hiểm yếu đó vào lúc này không thể biện minh, cả về lý do phát triển kinh tế lẫn lý do an ninh quốc gia. Với năng lực quản trị yếu kém nhưng tiềm năng tham nhũng vượt trội, các khu vực đó sẽ trở thành các “đặc khu tham nhũng” của các nhóm lợi ích “tư bản đỏ” không bị kiểm soát, và là “cái nôi đặc biệt” cho “tư bản thân hữu”. Nếu trước đây hầu hết các dự án lớn tại Việt Nam rơi vào tay các tập đoàn Trung Quốc, thì không có lý gì các đặc khu kinh tế đó lại không rơi vào tay họ và biến thành các “tô giới của Trung Quốc”. Các tập đoàn “tư bản thân hữu” Trung Quốc được nhà nước chống lưng có thừa nguồn vốn và động cơ để thôn tính các đặc khu kinh tế này như một cuộc “xâm lược mềm”, không cần đánh vẫn thắng (như binh pháp Tôn Tử hay “Cờ Vây”). Những vị trí hiểm yếu trên đất liền mà Trung Quốc không chiếm được bằng vũ lực (như họ đã từng chiếm Hoàng Sa và Trường Sa) thì họ sẽ cưỡng chiếm bằng được qua đầu tư và “sức mạnh sắc bén” (sharp power). Vì vậy, “chủ tương lớn” về ba đặc khu kinh tế với những ưu đãi đặc biệt (như cho thuê đất 99 năm), chẳng khác gì “gửi trứng cho ác” hay “nối giáo cho giặc”.

Bức tranh địa chiến lược  

Trong lịch sử, Vân Đồn vốn là một tiền đồn có vị trí chiến lược án ngữ cửa ngõ phía Đông Bắc, để ngăn chặn thủy quân Trung Quốc xâm nhập bằng đường biển, như thời Ngô Quyền chống quân Nam Hán (tại Trận Bạch Đằng năm 938), thời Lý Thương Kiệt chống quân Tống, (1075-1077), thời Trần Hưng Đạo chống quân Nguyên Mông (1287-1288). Khi Lý Thường Kiệt đem quân đánh Khâm Châu, Liêm Châu và Ung Châu, thì Vân Đồn và Móng Cái là địa điểm tập kết quân nhà Lý. Khi Lý Thường Kiệt lập phòng tuyến Sông Cầu để chống quân Tống, Vân Đồn là căn cứ của thủy quân nhà Lý để ngăn chặn thủy quân Tống, không cho ngược sông để hội quân với bộ binh địch, nên quân Tống đã bại trận…

Nếu Vân Đồn có vị trí chiến lược án ngữ cửa ngõ phía Đông Bắc nhìn ra Vịnh Bắc Bộ, thì Phú  Quốc có vị trí chiến lược án ngữ cửa ngõ phía cực Nam nhìn ra Ấn Độ Dương, trong khi Vân Phong có vị trí chiến lược án ngữ cửa ngõ Miền Trung nhìn ra Biển Đông. Tại Miền Trung, ngoài cảng Sơn Dương (Vũng Áng) mà Trung Quốc đã nắm, nay chỉ còn Vân Phong và Cửa Việt là hai cảng trung chuyển lớn (nước sâu) có tầm quan trọng chiến lược, nhưng Trung Quốc chưa nắm được. Phú Quốc có vị trí đặc biệt trong tầm nhìn chiến lược Indo-Pacific (cách Sihanoukville và Bokor có mấy chục km). Trung Quốc đã thuê được (lâu dài) hai vị trí chiến lược đó của Campuchea, nên họ rất thèm có Phú Quốc, để hình thành một tam giác chiến lược. Một khi Trung Quốc thỏa thuận được với Thailand để làm kênh đào Kra thì vị trí chiến lược của Phú Quốc còn quan trọng hơn cả Singapore.

Theo James Holmes (một chuyên gia hàng đầu của Mỹ về chiến lược hải quân), một cuộc xung đột vũ trang tại Biển Đông là có thể, và Trung Quốc có thể thắng Mỹ trong một cuộc chiến tại Biển Đông bằng “chiến tranh nhân dân trên biển” (people’s war at sea). Các chính khách và chuyên gia tại Washington và Hà Nội không nên coi phát biểu của bộ trưởng quốc phòng Trung quốc Thường Vạn Toàn (tướng Chang Wanquan) chỉ là “dọa dẫm” (bluster). Trung Quốc có thể thắng dù họ vẫn yếu hơn Mỹ, bằng cách tập trung binh lực áp đảo Mỹ tại địa điểm và thời điểm quan trọng nhất. Tư tưởng “phòng ngự tích cực” (active defense) là tấn công chiến thuật để phòng ngự chiến lược. Hiện nay, các tư lệnh Trung Quốc có thể hợp đồng tác chiến bằng các lực lượng cả nhỏ lẫn lớn để đương đầu với Mỹ và đồng minh. Vì vậy các tư lệnh Mỹ và đồng minh phải nghiên cứu binh pháp của Trung Quốc để hiểu rõ tư tưởng phòng ngự tích cực ngoài khơi (offshore active defence) tại Biển Đông sẽ diễn ra thế nào. (China Could Win a War Against America in the South China Sea, James Holmes, National Interest, May 30, 2018).

Nếu xung đột tại Biển Đông xảy ra thì ba đặc khu Vân Đồn, Vân Phong, và Phú Quốc có ý nghĩa chiến lược hiểm yếu đối với mục tiêu ngăn chặn địch tiếp cận (A2/AD). Nếu ba vị trí chiến lược đó bị đối phương (Trung Quốc) chiếm thì coi như hết cờ (và “xong phim”), không chỉ đối với Việt Nam mà còn cả ASEAN và các cường quốc khác có lợi ích sát sườn tại Biển Đông như Mỹ-Nhật-Ấn-Úc, và EU (hoặc Nga). Nếu Biển Đông có ý nghĩa sống còn không chỉ đối với Việt Nam, mà còn với ASEAN và các cường quốc khác, thì câu chuyện đặc khu kinh tế Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc cũng có ý nghĩa tương tự. Ý nghĩa quan trọng nhất của ba đặc khu kinh tế này là chiến lược (chứ không chỉ kinh tế).

Thay lời kết  

Ba đặc khu kinh tế mới là Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang) có kinh phí đầu tư là 1.570.000 tỉ VNĐ. (Riêng Vân Đồn là 270.000 tỉ, Bắc Vân Phong là 400.000 tỉ, Phú Quốc là 900.000 tỉ). Tuy chưa biết họ có định “đội vốn” lên như “hội chứng Ninh Bình” hay không, nhưng với con số 1.570.000 tỉ VNĐ, ngân sách nhà nước hay doanh nghiệp Việt đào đâu ra tiền (nếu không từ “phương bắc”). Điều này tiềm ẩn những rủi ro lớn và nguy cơ lâu dài về địa chính trị và an ninh quốc gia. Nếu đặt câu chuyện ba đặc khu kinh tế này trong bối cảnh xung đột lợi ích Biển Đông và tầm nhìn Indo-Pacific hiện nay, thì yếu tố Trung Quốc trong bức tranh địa chiến lược hiện lên rất rõ.    

Bản chất của các đặc khu Vân Đồn, Phú Quốc, Vân Phong, chủ yếu là sân chơi địa ốc và cờ bạc. Ngay khi vừa mới bàn đến triển vọng thành lập đặc khu thì người ta đã đổ xô đến chiếm đất để đầu cơ và đẩy giá lên rồi, vậy cần thành lập đặc khu làm gì nữa. Muốn Vân Phong trở thành một cảng trung chuyển thì không nhất thiết phải lập đặc khu. Đầu tư địa ốc thực chất cũng chỉ là đầu cơ để để trục lợi ngắn hạn. Yếu tố chính để thu hút đầu tư là một số ưu đãi để lách luật, trốn thuế, hay rửa tiền. Nhưng nếu thu hút đầu tư bằng mọi giá, thì cái giá phải trả cũng sẽ rất lớn. Muốn phát triển bền vững, phải cải tổ thể chế để hội nhập quốc tế theo các tiêu chuẩn chung đã cam kết thông qua các hiệp định như WTO, BTA, FTA (và CPTPP).

Tuy Đảng lãnh đạo “toàn diện và triệt để”, nhưng Quốc Hội cũng phải gánh một phần trách nhiệm. Đây là lúc đại biểu quốc hội và quan chức chính phủ cần suy xét kỹ và quyết định nên chọn cái gì (như nên “chọn cá hay thép”). Nếu quyết định đúng họ sẽ được hậu thế hàm ơn. Nếu quyết định sai họ sẽ bị hậu thế nguyền rủa (dù có cao chạy xa bay). Nhiều chuyên gia cho rằng để được thông qua, dự luật này cần phải bổ xung, sửa đổi rất nhiều, để đảm bảo lợi ích quốc gia, và tránh những sai lầm đáng tiếc. Hậu quả tiêu cực về kinh tế, xã hội, thể chế, môi trường, và an ninh quốc gia, do các đặc khu để lại có thể khôn lường. Vì vậy, các đại biểu quốc hội và quan chức chính phủ cần suy xét xem ai được lợi từ đặc khu, và quyết định “bấm nút” vì lợi ích quốc gia, chứ không vì lợi ích nhóm (hay ngoại bang).  

Tham khảo    

  1. Việt Nam trong mắt Lý Quang Diệu, Cao Huy Huân, VOA, 14/9/2014
  2. China’s Crony Capitalism, Minxin Pei, Harvard University Press, 2016
  3. Dự án luật về ba đặc khu Vân Đồn, Văn Phong và Phú Quốc, Vũ Quang Việt, Viet-studies, 30/5/2018
  4. Mô hình đặc khu đã lỗi thời, Nguyễn Tiến Lập, MTG, 31/05/2018
  5. China Could Win a War Against America in the South China Sea, James Holmes, National Interest, May 30, 2018

Tác giả Nguyễn Quang  Dy. 1/6/2018  

Tác giả gửi cho viet-studies ngày 1-6-18

*Thông tin được đăng tải trên Facebook của giáo sư Jonathan London ngày 5.6.2018: https://www.facebook.com/jonathan.london.VN

 

 


Lehdistötiedote

 

Vietnamin erityistalousalueiden perustamisen uhkakuvat

 

Viime aikoina on vastusteltu kiivasti julkisuudessa sekä Vietnamissa että ulkovietnamilaisten yhteisöjen keskuudessa, että Vietnamin kommunistinen parlamentti aikoo äänestää 15.6.2018 lakiesitystä perustaa kolme erityistalousaluetta (SEZ) Vietnamin rannikkoalueille Van Don (Quang Ninhin provinssi – Pohjois-Vietnam), Bac Van Phong (Khanh Hoan provinssi – Keski-Vietnam) ja Phu Quoc (Kien Giangin provinssi – Thaimaan lahdella). Jos kyseinen lakiesitys hyväksytään, sallitaan ulkomaalaisille sijoittajille valtuudet vuokrata maata erityistalousalueilta 99 vuodeksi.

Asiantuntijoiden mukaan erityistalousaluemalli ei sovi ollenkaan Vietnamin nykyisiin olosuhteisiin; erityistalousalueita ei voida verrata esimerkiksi Dubaihin, Kiinassa olevaan erityisalue Shenzeniin tai Singaporeen. Syinä ovat mm. se, että Vietnamiin aiemmin perustetut erityistalousalueet ovat jättäneet syvän arven maan taloudelle ja ovat vaikeuttaneet monien tavallisten vietnamilaisten elämää. Esimerkkinä mainittakoon erityistalousalue nimeltä Vung Ang, jossa taiwanilainen monikansallinen teräsyhtiö Formosa on päästänyt mereen myrkyllisiä aineita vuoden 2016 huhtikuussa, ja jonka seurauksena kymmenittäin tonneja merenelävistä kuolivat välittömästi päästöjen jälkeen ja huuhtoutuivat Keski-Vietnamin rannikoille. Kyseinen ympäristökatastrofi vaikutti jokaikiseen tavallisen vietnamailaisen kalastuselinkeinoon. Silloin kun ongelma paljastui, ongelmaa oli yritetty peitellä Vietnamin hallituksen toimesta tai lakaistu suoraan maton alle, mikä suututti monia vietnamilaisia niin Vietnamissa kuin ulkomaillakin. Tänä päivänä kymmenet tuhannet kalastajat kyseiseltä alueelta elävät edelleen köyhyydessä menetetyn kalastuselinkeinon takia.

Hyvät ystävät!

Vietnam on valtio, joka on syvästi korruptoitunut, ja jossa ei ole lehdistönvapautta. Se polkee räikeästi ja jatkuvasti ihmisoikeuksia. Maan koulutusjärjestelmä on mennyt huomattavasti takaperin vuosikymmenien aikana, kun kommunistinen hallitus alkoi johtamaan maata. Luonnonvarat ehtyvät epätavallisen nopeasti sekä muita ympäristöongelmia on jo sattunut vuosikymmenien aikana. Maanvyöry on ollut todellinen ongelma Mekong-suiston molemmalla puolella.

Tämän vuoden 15. päivä kesäkuuta 2018, Vietnamin kommunistinen parlamentti aikoo äänestää laesta, joka antaa valtuudet perustaa kolmea erityistalousaluetta Pohjois-, Keski- ja Etelä-Vietnamiin ja antaen samalla ulkomaisille sijoittajille maanvuokrausoikeutta 99 vuodelle.
Asiantuntijoiden mukaan se ei houkuttele ollenkaan korkean teknologian omaavia yrityksiä ulkomailta, vaan päinvastoin, sinne on suurella todennäköisyydellä tulossa isoja rakennuksia, huviloita, kasinoita ja tästä muotoutuu tulevien sosiaalisten ongelmien keidas. Aiemmat perustetut erityistalousalueet antoivat jo näkyvät todisteet siitä. Erityistalousalueet tuovat mukanaan erityisen paljon riskejä, minkä takia epäilys sen menestymisestä on syvä kansan keskuudessa.

Veronvapautuksen myötä se ei kasvata alkuunkaan valtion tuloja. Lisäksi herää epäilys siitä, mistä saadaan valtavan suuria summia investointirahoja erityistalousalueille sillä aikaa, kun Vietnamin valtionvelka paisuivat hälyttävästi, ja tietenkin rahat tulevat kiinalaisilta sijoittajilta. Suurin huoli on kuitenkin se, että Kiina hyötyy eniten tästä uudesta lakiesityksestä ja todennäköisesti lakea on varta vasten valmisteltu kiinalaisia sijoittajia ajatellen. Lakiesityksen hyväksymisen myötä voi aiheuttaa ryntäyksiä kiinalaisilta sijoittajilta.

Kiinan johto on aina ollut kiinnostunut Vietnamin alueista; Vietnamin tuhatvuotinen orjuuskausi Kiinalle sekä Kiinan uhittelut Etelän-Kiinan merellä on vahvistanut tätä käsitystä. Kiina on viime vuosina valloittanut Etelä-Kiinan merellä olevat saaret lainvastaisesti ja kova-otteisesti. Monien asiantuntijoiden spekulaatioiden mukaan Kiina saa yhä enemmän vaikutusvalta Vietnamin sisäisiin asioihin; vaikutus on jo tapahtunut. Vietnam on yhä enemmän riippuvainen Kiinasta sekä poliittisesti että taloudellisesti. Pahin skenaario on se, että Kiina saattaa valloittaa koko Vietnamin tulevaisuudessa, hyödyntäen kyseistä erityistalousaluueen lakea. Krimin tragedia saattaa toistua Vietnamissa.

Edellämainituista syistä me suomenvietnamilaiset vastustamme Vietnamin kommunistisen puolueen toimintaa jyrkästi. Vaadimme, että kyseinen lakiehdotus ei tule parlamentin käsiteltäväksi, vaan siitä on järjestettävä kansanäänestys.

Mielenosoituksella haluamme osoittaa sekä mieltä että solidaarisuutta Vietnamin kansalaisille, jotka osallistuvat koko maassa järjestettävään mielenosoitukseen 10.6.2018.
Tervetuloa mukaan Suomessa järjestettävään mielenosoitukseen 10.6.2018 klo 14 –16. Mielenilmaus tapahtuu Vietnamin suurlähetystön edessä, osoite Kulosaarentie 12, 00570 Helsinki.

Mielenosoitus on rauhanomainen ja tapahtumasta on ilmoitettu poliisille.

Vilpittömin terveisin,

Tiny Ngo
Yhteyshenkilö
Puh: 0400831850

 


Nguyen Quang Dy: The Paradoxes of Special Economic Zones

 

Hanoi — Recently, there has been intense interest and discussion concerning a new Bill on “Special Administrative and Economic Units” (referred to as “special economic zones”) expected to be passed by the National Assembly soon. The first three special economic zones (SEZ) of Vân Đồn (Quảng Ninh), North Vân Phong (Khánh Hòa), and Phú Quốc (Kiên Giang) would be invested (until 2030) VNĐ 1,570,000 billion (nearly $70 billion). While I’m not against the SEZ concept per se, and not sure how they have come up with this huge figure, I do not support these three special economic zones for the following reasons.

*Background*

For transitional economies (like Vietnam), the SEZ concept remains attractive, though a bit outdated with more lessons of failures. This concept requires certain conditions as it is not really about what to do but how to do it. While everything is possible, “a miss is as good as a mile”.

Given the right conditions for the project to move on track at the right time, it could become an economic leverage and growth engine (like Shenzhen). Du Bai was a success story that many countries wanted to repeat. Some Vietnamese have dreamt of turning Chu Lai into Vietnam’s Du Bai, or turning Phú Quốc into its Singapore. But Singapore’s success was due to “the Lee Kuan Yew factor” (which Vietnam does not have), and Du Bai’s success was due to the absence of “the China factor” (which Vietnam has too much).

Though the SEZ idea is nothing new, some people might have forgotten the bad lessons of “Vũng Áng Special Economic Zone & Formosa Steel Complex” (in Ha Tinh) and Tân Rai & Nhân Cơ bauxite mining projects (in Central Highland), as well as bad experiences of Chu Lai (Quảng Nam, 2003), Dung Quất (Quảng Ngãi, 2005), Nhơn Hội (Bình Định, 2005), Chân Mây (Thừa Thiên, 2006), Vân Phong (Khánh Hòa, 2006), Phú Yên (Phú Yên, 2008).

Why failures? What would make the new projects successful? Without institutional change to curb power and corruption, similar development models would repeat the failures.

Once natural resources are drained and the land scarce, interest groups would naturally scramble to seek rents by levying higher taxes (for VAT, income and property), increasing utility prices (for gas, power, water) and toll fees. SEZ becomes a new piece of cake that they would lobby for parts of the game.

While Beijing is militarizing and controlling the South China Sea (as its own lake) banning Vietnamese from fishing and developing oil resources in their own waters, it would try to control critical positions on land. SEZ becomes an attractive piece of cake for them to take. Vietnamese interest groups may collaborate with Chinese firms (for shared interests) to manipulate policy and projects.

 

While government officials’ management capacity is limited (especially at local level), their greed is unlimited, and thus they are likely to be manipulated by interest groups. While the painful lessons of Formosa and bauxite mining projects are not forgotten, the new scandals of public investment projects in Ninh Bình are shocking.

 

Though Ninh Bình is not a special economic zone, it is a “kingdom” by itself. Those local interest groups are not only “grabbing everything” but also “ruining everything” by greed, leaving serious consequences, not only in an economic and social sense, but also in terms of national security.

*Economic picture*

According to Vũ Quang Việt (an UN statistics expert), the SEZs of Vân Đồn, North Vân Phong, and Phú Quốc have put “group interests first”. The new Bill has focused on property and casino market, without attracting high-tech investment.

What Vietnam really needs is high-tech and educational investment to increase productivity, industrial development and knowledge-based economy, not property and casino projects. Viet said in 2011-2016 period, the productivity in Vietnam’s industrial sector registered a very low average growth of only 2.9% annually, while the average GDP growth rate would not go beyond 5.0% annually if the productivity could not grow beyond 4.0% annually. That is a strange economic phenomenon, and a paradox of economic development in a country where the productivity ranks among the lowest in the world (15 times lower than that of Singapore).

Without a national debate to assess and quantify the pros and cons of the SEZ projects in terms of economic, social, and geo-political consideration, there may be misconceptions (from wishful thinking) or risky decisions (by interest groups’ manipulation) leading to mistakes (like before).

 

These are likely scenarios:

– First, there may be a new “land rush” in a property market already too hot with price hikes driven by brokers (even when the SEZ idea was speculated).

– Second, there may be “a property bubble” leading to a crisis of over supply, making the economic picture twisted and chaotic.

– Third, as a result of such developments, these SEZs are no longer attractive for high-tech investors who would need a cleaner business environment and a decent eco-system for business operation.

While the government keeps talking about “technological revolution 4.0”, what is going on at these SEZs is really “economic mindset 1.0”. But, it is a big mistake to use a policy of land-lease (for 99 years) to attract high-tech investors who do not really need long-term land-lease.

Business investors focusing on supply chains and global value chains would need linkages with infrastructural and business eco-systems, partnership networks and financial institutions, professional service providers and skilled human resource, all of which are not offered by these SEZs.

 

The only thing they offer is free space in an un-free environment. In this sense, special privileges offered are not really special at all. What are the real reasons for the SEZs then (except for property development)? The obvious answer is “casino and red-light district”, as these SEZs are the only places in Vietnam where these people can do business freely. But, another reason that many people are aware of but still reluctant to spell out (for “sensitivity”) is “the China factor”. Otherwise, there is nothing else there.

*Social-political picture*

While the Party and Government have a headache trying to figure out how to control power and corruption, the legal system for the SEZs gives too much power to the “SEZ chairman” as a lord (or a prince) having the rights to grant foreign investors land-lease up to 70 years or even 99 years (if approved by the Prime Minister), to appoint contractors, sign labor contracts and employ public servants…Investors are also allowed to enjoy a tax break for 30 years, to transfer property rights by sales or inheritance.

Some experts said a policy of land-lease for 99 years would only serve big property developers (and China), while 85% investors confirm a tax break is unnecessary (according to World Bank). Foreign nationals are allowed to work up to 180 days per years (without work permits), and they can get residence permits for 5 years if they invest VNĐ 110 tỷ ($5 million). Vietnamese are allowed to gamble at the casino, and enjoy a personal income tax break for 5 years (and 50% in the following years).

These special favors would lead to a new wave of migration from China and other neighboring countries, especially the unskilled labor market, upsetting the demographic structure of these zones, thus increasing social problems and crime rates (like the “Wild West” time). The SEZs are also “special incubators” for crony capitalism (or “red capitalists”).

According to Minxin Pei, the entrenchment of crony capitalism (in China) would make the transition to democracy more difficult and disorderly. It is difficult for the democratization process (led by the middle class) to happen under crony capitalism. It would be a mistake to assume that private entrepreneurs, once they have gained economic wealth and political power, would prefer liberal capitalism to crony capitalism.

The legacy of crony capitalism (greater inequality of wealth, local mafia states, and the collusion of privileged tycoons) would enable those who have acquired enormous wealth to wield political influence to crack down on new elements of democracy.

The dynamics of regime decay would destroy the institutional integrity of the party-state through three possible mechanisms.

First, these collusive networks would colonize all corners of the party-state, trying to subvert its political authority, transforming it into their private instruments of power. Instead of advancing the regime’s interests, they would primarily seek private benefits.

Second, corruption networks would compete with each other for power and rents, thus weakening the party’s internal unity and increasing the risk of purges that endanger the personal security of its top elites.

Third, when collusive corruption pervades the security apparatus of the party-state, it is almost certain to undermine the effectiveness and loyalty of the pillar institutions upon which the party-state’s survival rests. (China’s Crony Capitalism, Minxin Pei, Harvard University Press, 2016).

While some people thought Phu Quoc should be developed as Singapore (talk about positive thinking!), others would fear Vân Đồn might become something like Cremea (a negative thought). But the “Singapore Story” has been based on completely different premises.

Lee Kuan Yew once said, “The number one position in Asia should have been for Vietnam”. According to him, the geo-political position and abundant natural resources should be the top factors which could have turned Vietnam into “the Big One of Asia”. Whereas today Vietnam’s economic output is only 1/15 of Singapore (or 1/5 of Malaysia, and 2/5 of Thailand).

Lee confirmed that the success of a nation would depend on three key factors. First, natural conditions (as strategic location and natural resources); Second, the people; Third, the opportunity.

But the human factor is always the most critical one. That is why Lee Kuan Yew was so regrettable that Vietnam has failed to appreciate talents, as he believed most Vietnamese talents have migrated overseas. (Việt Nam in Lee Kuan Yew’s eyes, Cao Huy Huân, VOA, September 14, 2014).

*National security picture*

Even if these SEZs would become (short-term) successes in tourism, property or casino, Vietnam stands to pay huge prices for geo-political and national security follies (as “more harmful than good”) Article 62 of the Land Law is a policy loophole to be manipulated by interest groups, while Article 69 opens the door for China to infiltrate Vietnam.

At the Formosa steel complex (Hà Tĩnh) and Lee & Man pulp mill (Hậu Giang) thousands of Chinese work there. Recently, there have been public protests in Quảng Ngãi province for removing the Bình Hải border station to clear the land for FLC’s “Resort & Tourism Complex” at Bình Châu-Lý Sơn newtown.

Not only Quảng Ngãi but also Đà Nẵng has moved a border station to clear the land for a private property project. Gen Võ Tiến Trung (former Director of the Defense Academy) confirmed “The positioning of border stations had been considered carefully in the perspectives of local defense planning” (Zing, April 22).

Article 62 is also good news for interest groups as it allows local governments to take the land away from farmers and give them to companies for project development, and Vietnamese companies can transfer the land to foreign companies (like Chinese ones). In a seminar in Japan (September 7, 2017), Trịnh Văn Quyết (FLC president) said that apart from selling shares, “FLC can transfer projects to foreign investors”.

According to news reports, Quảng Trị province is prepared to allocate 1000 ha along Cửa Việt seaboard to FLC for resort, golf course and an airfield development. Now that Vũng Áng is in Chinese hands, Vân Phong and Cửa Việt may be the next ones in line that China is really interested. Along the Northern to Southern seaboards of Central Vietnam, many strategic positions have been granted to Chinese companies for resort projects without taking national security into consideration. In Da Nang and Nha Trang, many strategic defense positions along the coastline have been taken over by Chinese companies (sometimes through local proxy).

While Vietnam’s economic interests and sovereignty in the South China Sea are seriously threatened by China, the decision to set up new SEZs at these critical positions would be inexcusable for either economic or national security reasons.

Given poor management yet exceptional corruption skills, these SEZs may become “special corruption zones” by interest groups (or “red capitalists”), and “special incubators” for “crony capitalism”. If most of big projects in Vietnam have fallen into the hands of Chinese firms, there is no reason why they would not take over these new SEZs as “special concessions”.

Chinese crony firms supported by their government with powerful motivations and financial resources would take over the SEZs as a “soft invasion”, to “win without fighting” (as Sun Tzu’s art of war or Weiqi board game). For those critical positions on land that China could not take by force (as they had taken Paracel and Spratly islands) they would try to take over by investment and “sharp power”. Therefore, the “great policy” for the new SEZs with special favors (for 99 year lease) looks like “sending the fox to mind the geese” or “giving a hand to the enemy”.

*Geo-strategic picture*

In history, Vân Đồn was a frontline outpost having a strategic position guarding the North-Eastern gateway to the sea, from where Chinese naval forces would invade. Ngô Quyền had fought the Southern Han Dynasty’s army, and defeated it at Bạch Đằng naval battle (in 938), Lý Thương Kiệt had fought the Song Dynasty’s army (1075-1077), and Trần Hưng Đạo had fought the Mongol armies (1257-1288).

When Lý Thường Kiệt launched preemptive attacks on Khâm Châu, Liêm Châu, and Ung Châu (Chinese citadels across the border), his army had used Vân Đồn and Móng Cái as staging bases before the attacks. And later, when Lý Thường Kiệt fought against the Song army along Sông Cầu river defense line, Vân Đồn was used as a naval base to prevent the Song naval force from moving up the river to regroup with the Song army at Sông Cầu. That is why the Song army was defeated …

If Vân Đồn enjoys a strategic position guarding the North-Eastern gateway, looking over the Tonkin Gulf, Phú Quốc enjoys an equally strategic position guarding the South-Western gateway looking over the Indian Ocean, while Vân Phong (near Cam Ranh) enjoys a strategic position guarding the gateway of Central Vietnam looking over the South China Sea. In Central Vietnam, while Sơn Dương (in Vũng Áng) is a deep-water port now controlled by the Taiwanese and Chinese, Vân Phong and Cửa Việt are the only major deep-water entrepots having strategic values that China has not been able to control.

Phú Quốc commands a special strategic position in the new Indo-Pacific vision. It is so close to Sihanoukville and Bokor (in Poipet, Cambodia), as two strategic positions which China has leased for 50 years. Now, China is very interested in Phú Quốc as the next target to form a strategic triangle in this area. Once China could strike a deal with Thailand to develop the Kra canal, Phu Quoc might be even more important than Singapore in geo-strategic terms.

According to James Holmes (a leading American expert in naval strategy) “a clash of arms (in the South China Sea) is possible”, and “China could win even if it remains weaker than America in the aggregate”. In the words of gen Chang Wanquan (Chinese defense minister) China can win a war in the South China Sea by “people’s war at sea”. Holmes commented: “statesmen and commanders in places like Manila, Hanoi and Washington must not discount Chang’s words as mere bluster”. The Chinese can win by “over-empowering the US in a war by contingent at the place and time that truly matters…”.

In this sense, “active defense is all about harnessing tactical offense for strategic defensive campaigns”. Now that PLA commanders could pursue a mix of small and big unit engagements against the US-led coalition, Holmes advised “US and allied commanders to study China’s art of war to gain insight into how PLA’s offshore active defense might unfold in the South China Sea”. (China Could Win a War Against America in the South China Sea, James Holmes, National Interest, May 30, 2018).

In an armed conflict in the south China Sea, the SEZs of Vân Đồn, Vân Phong, and Phú Quốc would play a critical role in the strategic game of “anti-access/area denial” (A2/AD). If these strategic positions are in China’s hands, Vietnam would be checked mate (and the game is over). That is a real danger in any war scenario, not only for Vietnam but also for ASEAN and other powers having vested interests in the South China Sea (such as the US, Japan, India, Australia, and the EU or Russia). As the South China Sea is vital not only for Vietnam but also for these powers, the story of Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc SEZs should be put in larger geo-political perspectives of the South China seas and the Indo-Pacific vision.

Let’s bear in mind the geo-strategic implications of the SEZs (like the TPP saga) are greater than (short-term) economic interests. It would be unfortunate if law makers and decision makers have no strategic thinking, or strategic think tanks are muted.

NQD

EndNotes

The new SEZs of Vân Đồn, North Vân Phong, and Phú Quốc would be invested 1.570.000 billion VNĐ (with 270.000 billion for Vân Đồn, 400.000 billion for North Vân Phong, and 900.000 billion for Phú Quốc). Even if the initial investment figure would not be inflated (like the “Ninh Bình syndrome”), how can the state or the business community raise so much money (if not from the “northern neighbor”). This implies potential national security risks and long-term geo-political dangers. If the story of the SEZs is put in perspectives of conflict of strategic interests and the new Indo-Pacific vision, “the China factor” would loom large and clear in the broader geo-political picture. It is really a paradox when Vietnamese leaders keep lobbying hard for the US, Japan, India, and Australia to increase their military presence in the South China Sea to counter China while the National Assembly is prepared to pass this new Bill to allow potential investors (mostly the Chinese) to lease the land (for 99 years) at the most critical positions having strategic values in the country.

The nature of Vân Đồn, North Van Phong, and Phú Quốc SEZs is mostly about property market and casino operations. As soon as the news about the SEZs was speculated, investors started to rush in to buy land for hoarding, driving the prices up. So why do they need to set up the SEZs when the market is already moving? For Vân Phong to become an entrepot, it is not necessary either to set up a SEZ. In fact, property development is simply land hoarding for “quick bucks”. They have mistakenly assumed that the key factor to attract investments is a series of favors leading to legal manipulation, tax avoidance and money laundering. But attracting investment at all costs would entail big prices to pay later. For long-term sustainable growth, there must be institutional change to facilitate international integration along the line of the common standards already agreed upon in the WTO, BTA, FTA (and CPTPP).

While the Party would “lead everything”, the National Assembly should share responsibility for this “historical decision” which would define patriotism. This is when law makers and decision makers should think over and decide what to choose (like “choosing fish or steel”). If they make the right decision, later generations would be indebted. But if they make the wrong decision, they would be cursed by later generations (even if they run away). Many experts have advised that for the Bill to be passed it requires extensive inputs and revisions to ensure national interests over group interests, to void unfortunate mistakes. Negative consequences in social-economic, institutional, environmental and national security terms as a result of the SEZs (as “special concessions”) would be enormous and unpredictable. Once money is lost, it is difficult to recover. But once territory and sovereignty are lost, it is impossible to recover. When can Vietnam get back the Spratly and Paracel islands? (and the next might be Vân Đồn, Vân Phong, and Phú Quốc). Now, it is time for the National Assembly to prove they would vote for national interests, not group interests (or foreign ones).

References

Việt Nam in Lee Kuan Yew’s Eyes, Cao Huy Huân, VOA, September 14, 2014

China’s Crony Capitalism, Minxin Pei, Harvard University Press, 2016

Dự án luật về ba đặc khu Vân Đồn, Văn Phong và Phú Quốc (Legal Bill on Van Don, Van Phong, Phu Quoc SEZs), Vũ Quang Việt, Viet-studies, May 30, 2018

Mô hình đặc khu đã lỗi thời (Outdated SEZ Model), Nguyễn Tiến Lập, MTG, May 31, 2018

China Could Win a War Against America in the South China Sea, James Holmes, National Interest, May 30, 2018

 

Nguyen Quang Dy. June 3, 2018

Link: http://jonathanlondon.net/