Phần 3,
VI. Những hoạt động giải trí gì dành cho người về hưu và người già?
Chúng ta có thể chia ra hai phần giải trí khác nhau, vì những người về hưu, đa số họ rất khỏe mạnh, và họ muốn tham gia những công việc do mình tự sắp đặt như; đi du lịch, cư trú ở nhà hè, tham gia những hoạt động thiện nguyện (truyền giáo, phát thức ăn cho người nghèo, đến trực tiếp nhà của những người già neo đơn để trò chuyện cùng với họ, hay đưa họ ra đường lấy ánh nắng, đọc báo cho họ nghe, cùng nhau nói chuyện bằng ngôn ngữ nước ngoài, hay dạy ngôn ngữ mới cho những người già khác, nếu có nhu cầu tìm hiểu…vv), vv.vv.
Đối với người già, thì thành phố, nhà thờ hay nhà nước có những sắp xếp hoạt động giải trí khác nhau, tùy theo sức khỏe và độ tuổi của từng người, cũng như mong muốn của bản thân và gia đình.
Thường thì;
– những buổi đi bộ dạo để gìn giữ khả năng đi bộ, cũng như giúp họ vận động tốt hơn về tinh thần lẫn thể chất.
– Đi dã ngoại ngoài trời trong vòng 1 ngày
– Đi dã ngoại xa, cách 200 -300km bằng xe bus
– Dịch vụ chăm sóc tại gia cũng sắp xếp cho họ tham gia “câu lạc bộ người già” từ 1-2 ngày/tuần. Buổi sáng tài xế sẽ đến nhà để đón đi, chiều thì đưa về tận nhà. Ở những câu lạc bộ người già ngoài ăn uống 3 bữa, họ có nhiều chương trình khác nhau như; đọc báo, xem thời sự, chia sẻ tuổi thơ, tắm hơi, chơi những trò chơi dành cho người già, làm đẹp (sơn móng tay, móng chân hay làm tóc), tập thể dục, chủ đề thời trang (trắng, đen, hoa lá…vv).
– Tham gia những buổi thủ công theo từng chủ đề cũng như giết thời gian bằng cách đến Tukitiimi gần nhà nhất, do thành phố tổ chức. Có một văn phòng Tukitiimi sẵn, và mở cửa từ thứ 2-6.
Tukitiimi là gì? Tuki = hỗ trợ, tiimi = nhóm. Tạm dịch là nhóm hỗ trợ. Ở trong nhóm hỗ trợ này người ta hỗ trợ cho người già như: dạy làm thủ công, trò chuyện, trả hóa đơn giùm miễn phí, khiêng giọn đồ đạc xuống kho hoặc đi chợ giùm, nếu cần thiết. Tukitiimi và kotihoito thường họ kết nối với nhau, bên phía kotihoito thấy là bệnh nhân/người già cần dịch vụ gì, mà bên tukitiimi giúp được, thì bên phí kotihoito sẽ điền đơn và trao cho bên phía nhân viên tukitiimi.
Link tham khảo thêm: vanhusten viriketoiminta askartelu, tukitiimi và kotihoito.
VII. Tôi có cần phải mua những dụng cụ cần thiết khi về già như: giường tự động, xe lăn, xe tập đi bộ, xe đẩy, gậy chống, portatiivi wc (giống như cái bô, nhưng lại có 4 cái chân như cái ghế) …vv hay không?
Khi về già, những vật dụng cần thiết để hỗ trợ cho sinh hoạt như những dụng cụ trên, thì chúng ta đều được mượn MIỄN PHÍ để dùng, dùng cho đến khi CHẾT xong mới trả lại. Trong thời gian sữ dụng những thiết bị trên, nếu không may bị hư hỏng hay có vấn đề gì khác, thì người sữ dụng cũng không cần phải tốn cho việc sửa chữa hay bảo trì gì cả, vì có nhân viên đến nhà để xem xét và đổi vật dụng khác khi cần thiết.
Xem them chi tiết tại đây: https://www.hoitopaikanvalinta.fi/mita-itse-maksat/apuvalinekustannukset/
Còn những vật dụng hỗ trợ cần thiết khác như; máy trợ thính hay đồng hồ GPS (nếu bị lạc, người nhà sẽ biết đang ở đâu). Những thiết bị này, thì là dịch vụ tốn phí.
Thường thì muốn mua máy trợ thính, thì phải đặt giờ khám bác sĩ và trải qua nhiều gia đoạn, mới có thể biết được bản thân mình thích hợp và cần loại máy trợ thính nào nhất. Link tham khảo thêm: http://www.kuulohansa.fi/kuulokojeenhankinta.htm
VIII. Nếu tôi không có người thân, ai sẽ lo vấn đề liên quan đến chi tiêu, khi tôi không đủ nhận thức?
Các cô chú không nên phải lo lắng là ai sẽ lo mọi chi tiêu cũng như thanh toán các hóa đơn giùm mình, khi về già đầu óc không còn minh mẫn cũng như không có người thân, nhưng lại muốn sống trong ngôi nhà của mình ở cuối đời còn lại.
Edunvalvoja (nhân viên trông nom quyền lợi) sẽ thay mình lo những vấn đề liên quan đến tiền bạc và họ được chính mình hoặc người thân của mình ủy quyền được sử dụng ngân hàng của mình trong vấn đề sinh hoạt của mình.
Ví dụ: Mọi hóa đơn tiền nhà, tiền ăn, dịch vụ chăm sóc, thuốc than…vv đều được nhân viên Kotihoito hoặc Tukitiimi scan cho edunvalvoja, và họ có trách nhiệm trả giúp mình.
Nếu trong trường hợp chúng ta muốn mua giường, áo quần hoặc vật dụng khác qua siêu thị nào đó. thì nhân viên trông nom quyền lợi sẽ liên hệ trực tiếp bên bán trước, và bên bán chỉ có việc giao hàng tận nhà cho mình, còn hóa đơn thanh toán đến edunvalvoja.
Link tìm hiểu thêm tại đây: https://www.maistraatti.fi/fi/Palvelut/holhoustoimi/Edunvalvojan-henkilo-ja-tehtavat/
IX. Khi tôi chết đi, tôi không có người thân, vậy ai sẽ lo cho tôi?
Theo như ông Jim Sember và Seija Rautasalo thì số người chết không có người thân sắp xếp, lo lắng, cũng như tiễn đưa về lòng đất cở 60 người trong 1 năm. Đa số những người này đều sống ở những thành phố lớn như; Helsinki, Vantaa, Espoo, Turku…vv
Mới đầu vào nghề, bà Seija Rautasalo không nghĩ là trong chúng ta, khi mất đi lại không có một người đưa tiễn, nhưng theo thời gian thì vấn đề này không còn là ngạc nhiên nữa đối với bà.
Thông thường, những đám tang không có người thân hoặc không có bạn bè thân thiết đứng ra lo lắng tất cả mọi việc, thì nhân viên của nghĩa trang vẫn lo tang mọi việc một cách chu đáo và tôn kính như những người khác.
Theo bà Seija thì những đám tang như thế này đều rất giản dị và thầm lặng. Vì vậy, chi phí cũng không tốn kém bao nhiêu, khoảng vài trăm euroa. Phí mua hòm, phí thuê đất chôn..vv.
Tìm hiểu thêm: https://www.yhteishyva.fi/arjen-apu/yksin-hautaan/05560674
Lược dịch: Diệu Ánh – 29.5.2018