Đời sống về già ở Phần Lan – Vanhusten palvelut Suomessa (phần 1)

ĐỜI SỐNG VỀ GIÀ CỦA NGƯỜI DÂN SỐNG TRONG CHẾ ĐỘ TƯ, PHẦN LAN.

Phần 1,

Như tất cả mọi người cũng đã biết, Phần Lan là một nước mà chính phủ nước họ rất coi trọng vấn đề an sinh xã hội, giáo dục và y tế. Nhờ vậy, mà đất nước Phần Lan luôn nằm 1 trong 10 nước, mà người dân của họ thật sự có cuộc sống ấm no, an nhàn và hạnh phúc nhất thế giới.

Hạnh phúc hơn, khi những đồng thuế của dân Phần Lan đóng cho chính phủ từ mức lương thu nhập hay thuế tiêu thụ sản phẩm, thì chính phủ lại lấy những đồng thuế đó, để lo lại cho tất cả người dân có một cuộc sống ấm no, chứ họ không phải dùng số tiền thuế đó để xây tượng đài nghìn tỷ hay nghĩa trang cho những viên chức cấp cao, mà họ vẫn còn sống sờ sờ. Ơn trời, chính phủ Phần Lan suy nghĩ cho dân như vậy, mà người dân của họ không cần phải  gác tay lên tráng để suy nghĩ khi bầu trời đã về đêm; tiền đâu mua sữa cho con, làm sao có tiền cho con đi học đại học, tiền đâu mà trả phí bệnh viện, hay đơn giản là phải ở đâu khi trong túi không có tiền v…v…

Đối với đa số cuộc sống của người dân ở Việt Nam phải lao tâm suy nghĩ, lo âu và trằn trọc hằng đêm, khi mà chúng ta gặp khó khăn về công việc và tài chính. Trớ trêu lại không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào từ chính phủ, để giải khó khăn tạm thời như phí thất nghiệp, phí hỗ trợ nhà cửa v…v… Thế rồi, hoàn cảnh lại đưa đẩy cuộc sống của họ từ khó khăn đến bế tắc, rồi từ bế tắc chuyển sang đạo tặc.

Ngược lại, chính phủ Phần Lan họ đã có chính sách lo cho người dân hết rồi. Sướng nhỉ! Nghỉ bệnh hả, vẫn nhận được lương nghỉ bệnh theo mức và quy định bình thường. Thất nghiệp hả? Không sao đâu, vẫn có tiền hỗ trợ thất nghiệp, cũng như nhà cửa mà. Không cần phải lo đi cướp bánh mì ăn qua bữa, hay sống ở gầm cầu xá chợ đâu nhé. Ủa, vậy thì muốn thay gan, thận hay lọc máu v…v… thì sao ta? Yên tâm, không cần phải trả lời cho bác sĩ hay y tá “tôi không có tiền, tôi không có người thân đứng tên v…v…”, đến bệnh viện thì được khám, được chăm sóc từ a-z mà không cần phải tốn tiền. Còn về phục vụ trong y tế hả? Nếu như không hài lòng về sự chăm sóc của cô ý tá hay điều dưỡng này thì sao ta? Không sao, khiếu nại liền và sẽ có người mới làm hài lòng bệnh nhân thôi!

Cuộc sống của họ được sướng vậy, thì cuộc sống về già sẽ ra sao nhỉ? Cùng nhau tìm hiểu nhé!

Do công việc của con là tiếp thu rất nhiều thông tin liên quan đến đề tài này, nên mình con muốn chia sẻ với đề tài  “cuộc sống sau khi về hưu của người dân bản xứ và cách chính phủ Phần Lan chăm sóc và lo lắng cho họ như thế nào” để mọi người biết thêm.

Với mong muốn được truyền tải đến mọi người, đặt biệt là một số cô dì chú bác ở Phần Lan mà đang nằm trong độ tuổi chuẩn bị về hưu, khi mà có sự hạn chế ngôn ngữ. Vì vậy, con rất mong nhận được sự đóng góp và chia sẻ thêm của tất cả mọi người, để bài viết đầy đủ và đề tài này được sôi động hơn.

Đề tài này khá rộng, nên con sẽ chia đề tài này thành 3 phần. Mỗi phần con sẽ đúc kết ngắn gọn trong vài câu hỏi, mà con nghĩ là quan trọng! Nếu mọi người có thêm câu hỏi, cứ đưa lên, rồi chúng ta cùng nhau tìm hiểu.


HỎI & ĐÁP

I. Bao nhiêu tuổi sẽ được nghỉ hưu đối với nam/nữ?

Ở Phần Lan ngày nay, tuổi thọ trung bình cho giới nam là 78,5 tuổi và giới nữ 84,1 tuổi (Tilastokeskus, 2015), và theo số thống kê tuổi thọ thì con số tuổi thọ trên 90 tuổi đã phổ biến rất nhiều. Cũng vì lý do vậy, mà tuổi về hưu của chúng ta cũng sẽ tăng thêm theo thời gian.

Đây là cái link, chúng ta có thể bấm vào để xem tuổi về hưu của chúng ta là năm bao nhiêu tuổi. Nó có thể giao động tầm 63-70 tuổi, tùy vào năm sinh của mỗi người. Bấm vào phần “tarkista eläkeikäsi”! Những người sinh sau thập niên 80 thì có lẽ chúng ta khó mà sống đến lúc được nhận tiền về hưu.

https://www.tyoelake.fi/elakkeet-eri-elamantilanteissa/vanhuuselake-ikaluokilla-oma-elakeikansa/

II. Nghỉ hưu non & hưu đúng độ tuổi có quyền lợi như nhau?

Khi một người đã không đủ sức khỏe làm việc, thì người đó được quyền nghỉ hưu non qua sự đề nghị của bác sĩ. Trách nhiệm của chính phủ phải lo lắng và đảm bảo cho những người về hưu non có một cuộc sống ấm no và thảnh thơi. Bởi vậy, về quyền lợi thì ai cũng giống nhau, chỉ có những người về hưu đúng độ tuổi tức nhiên là được hưởng với mức lương cao hơn. NHƯNG cũng tùy theo mức lương của từng người nữa, khi còn đi làm nữa!

Thường thì lương hưu non không quá nhiều, nếu lương lúc đi làm mức lương thuộc cỡ trung bình. Nhưng không sao, chính phủ sẽ hỗ trợ một phần nào đó cho phí thuê nhà cửa, nếu người ta tính là cần thiết. Mỗi người, đều có hoàn cảnh và mức thu nhập khác nhau, cho nên không có sự nhất thiết là phải đồng đều. Quan trọng nhất là chính phủ vẫn không để người dân của họ phải sống trong một cuộc sống một cách thiếu thốn và suốt ngày lo lắng, suy tư về những vấn đề tài chính trong thời gian nghỉ hưu non.

Tóm lại: Những người về hưu non sẽ được hỗ trợ thêm từ chính phủ, nếu lương hưu của họ không đủ trang trải cuộc sống. Ngược lại, những người đến tuổi về hưu, mà tiền hưu vẫn không đủ chi tiêu, thì chính phủ vẫn hỗ trợ trên tất cả mọi phương diện. Ngược lại, những người có lương hưu cao, thì họ vẫn đóng thuế nhiều hơn, trả phí phục vụ chăm sóc sức khỏe nhiều hơn, để chính phủ lấy tiền đó lo lắng cho những người có lương hưu thấp.

Link tham khảo: https://www.tyoelake.fi/elakkeet-eri-elamantilanteissa/vanhuuselake-ikaluokilla-oma-elakeikansa/

Sau khi già, tôi có bắt buộc sống ở nhà viện dưỡng lão không?

Phải nói, chính phủ và con người của Phần Lan rất tôn trọng đến quyền quyết định riêng tư của người khác, mặc dù sự quyết định của họ đôi khi có sự thiếu minh mẫn, khi về già. Người dân bản xứ thường nói thế này “họ không muốn, họ không đồng ý, nên tôi không có cách nào khác và  tôi không thể ép họ theo ý muốn của tôi được”! Vì vậy, có rất nhiều trường hợp người già phải chết ở nhà, vì họ đã làm sẵn bản ước nguyện khi còn minh mẫn, là họ muốn được chết trong ngôi nhà của họ, thay vì phải đưa họ đi bệnh viện! Tức nhiên là y tá chăm sóc tại nhà phải gọi số cấp cứu 112, nhưng nếu thấy bệnh yếu quá, không chữa được nữa thì họ sẽ không đưa đi, mà hoàn thành toại nguyện của bệnh nhân.

Theo sự hiểu biết của con, thì khi về già, bạn có hơn 5 sự lựa chọn để sống cuộc đời còn lại của mình, theo ý muốn của chính bản thân mình mà không có sự can thiệp của người khác.

1. Sống cùng với người thân (omaishoito) nếu người thân đồng ý và tức nhiên người thân được nhận tiền “hỗ trợ người thân chăm sóc =omaishoidon tuki.  Omaishoidontuki.fi

2. Ở viện dưỡng lão của chính phủ (một người 1 phòng), có ý tá trực và chăm sóc 24/24. Để nhận được dịch vụ này thì phải xếp hàng hơi lâu, có khi 1-2 năm, nếu như bác sĩ phán là người này vẫn sống ở nhà an toàn. Ngược lại, nếu bác sĩ và thân nhân thấy tình cảnh sinh sống ở nhà không còn an toàn nữa thì chờ đúng 3 tháng mới bắt đầu nộp đơn xin vào viện dưỡng lão, thông thường kéo dài tổng cộng 3 tháng cho tới 6 tháng, có khi tới một năm (tuỳ theo căn bệnh của mỗi người).  Tìm hiểu thêm: https://stm.fi/iakkaiden-palvelut

3. Ở viện dưỡng lão tư nhân hiện đại, có ý tá trực và chăm sóc 24/24(một người 1 phòng ngủ, 1 phòng bếp và 1 phòng khách. Diện tích tầm 40- 50 m2. Thường là những người có lương hưu cao, họ đều chọn dịch vụ này, vì không cần phải xếp hàng. Dao động 1.200 – 1.500e/tháng. Tìm hiểu thêm: yksityinen vanhustenhoito

4. Sống ở nhà riêng một mình. Khi đó y tá điều dưỡng/y tá sẽ đến tận nhà chăm sóc dao động từ 1-4 lần/ngày/tuần/tháng và thời gian mỗi lần từ 15-30 phút, tùy hoàn cảnh và căn bệnh của mỗi người. Phí trả cho thành phố được tính theo mức lương của mình. Trung bình từ 200 – 600e/tháng. Tìm hiểu thêm: https://stm.fi/maksut-kotipalvelu-kotisairaanhoito

5. Sống cả ở nhà lẫn dưỡng lão. Thường thì họ sống 2-3 tuần ở nhà và 1-2 tuần ở viện dưỡng lão. Những người chọn dịch vụ này, thì lương hưu cũng khá cao, vì vừa trả tiền nhà bên mình, và phí chăm sóc bên kia. Nếu cần thiết, nhân viên xã hội sẽ can thiệp và giúp đở về tài chính. Tùy theo bệnh tật của bệnh nhân. Tìm hiểu thêm; https://www.hel.fi/sote/toimipisteet-fi/aakkosittain/myllypuro-mpk/lyh/

Còn thêm phần 2,

3.5.2018