Làn sóng tị nạn tràn qua châu Âu vào mùa thu 2015

Như quý vị biết, làn sóng tị nạn tràn qua Châu Âu trong mùa thu này còn được gọi là cuộc khủng hoảng tị nạn. Cuộc khủng hoảng tị nạn này làm toàn lãnh thổ Châu Âu dấy lên sự xôn xao và bên cạnh đó nhiều mối lo về kinh tế hiện đang đe dọa các nước Châu Âu.

Tuy nhiên sự tương trợ nhân đạo vẫn là điều cần thiết. Nhật báo Helsingin Sanomat giới thiệu 10 phương pháp.

——————————————–

10 PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT NẠN KHỦNG HOẢNG DI DÂN CHÂU ÂU

Hiện tại Uỷ Ban Liên Minh Châu Âu đang tìm cách giảm khủng hoảng di dân tại Châu Âu. Helsingin Sanomat (22.9.2015) giới thiệu 10 phương pháp khả thi.

1. Xin tị nạn ngay nơi quốc gia gốc.

Các trung tâm xin tị nạn nên dựng lên ở các trại tị nạn Thổ Nhĩ Kỳ và Libanon, và người xin tị nạn sẽ nhận được kết quả ngay tại chỗ. Điểm lợi: giảm lượng tử vong trên đường vượt biên và tránh cả nạn buôn người. Điểm bất lợi: tốn nhiều kinh phí.

2. Phân chia gánh nặng

Số người xin tị nạn cần phân chia đồng đều trong khối EU. Những quốc gia ngoài EU cần được sự hỗ trợ về y tế và giáo dục. Đây cũng là cách để giảm đi sự thu hút của Châu Âu. EU đã quyết định hỗ trợ 3,9 triệu euro cho Jordan, Libanon và Thổ Nhĩ Kỳ.

3. Đến rước người xin tị nạn thẳng từ trại tị nạn.

Một số nhà đấu tranh nhân quyền cho rằng, Châu Âu nên đến thẳng các trại tị nạn để rước người xin tị nạn. Bằng cách này có thể đảm bảo được rằng những người cần sự giúp đở thật sự sẽ được giúp, ví dụ người già, người bệnh và trẻ em. Thường thì những người này không có khả năng trả tiền cho các ”dịch vụ” buôn người nên đành ở lại chờ đợi ở các trại tị nạn.

4. Giấy phép thông hành nhân đạo

Hiện nay, nếu muốn xin tị nạn tại Phần Lan hoặc các nước EU khác, đều phải thông qua hải quan. Tuy vậy trước khi nhập cảnh các nước EU đều cần có sẵn thị thực nhập cảnh. Đây là một trong những lý do dẫn đến nhập cảnh trái phép, điển hình qua nạn buôn người.

Vì lý do trên mà các tổ chức nhân quyền đề nghị giải pháp là cấp Giấy phép thông hành nhân đạo. Giấy phép này được xin tại Lãnh sự quán Phần Lan tại địa phương người nộp đơn cư ngụ. Sau khi nhập cảnh Phần Lan, đơn xin tị nạn sẽ được xét duyệt theo trình tự thông thường. Đây có thể chỉ là giải pháp tạm thời.

5. Tị nạn hàng ngạch dành cho các nước trong khối EU

Bộ trưởng bộ nội vụ, ông Petteri Orpo đề nghị rằng EU sẽ quy định mức tị nạn được nhận hàng năm. Sau khi mức nhận tị nạn đã đầy thì các nước không nhất thiết nhận thêm, mà có thể nhận thẳng các trại tị nạn.

6. Hủy bỏ hoặc thay đổi nội dung hợp đồng Dublin

Theo hợp đồng Dublin, người xin tị nạn cần ghi danh tại nước thuộc khối EU, mà họ đặt chân đến trước tiên. Hiện tại số di cư quá lớn, nên hợp đồng này không được thực hiện đúng đắn.

7. Tăng các khoản viện trợ đến các trại tị nạn

Tình trạng hoàn cảnh và y tế ở các trại tị nạn trở nên xấu đi là một trong những lý do khiến các luồng tị nạn tràn qua Châu Âu. Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc đã cảnh báo rằng khoản tiền dành cho tị nạn đã giảm 10 % so với năm trước, viện trợ ẩm thực cũng bị cắt giảm.

8. Các biện pháp mới để chống lại nạn buôn người

Theo nhà tội phạm học Ý Đại Lợi Andrea Di Nicola, cho rằng EU cần thống nhất cũng như tăng mức hình phạt đối với các tay buôn người cùng những người hoạt động trong các đường dây hỗ trợ cho việc này. Theo ông EU cần những căn cứ cảnh sát đặc biệt để điều tra việc buôn người. Bên cạnh đó EU cũng cần cơ sở dữ liệu tội phạm xuyên EU.

9. Danh sách các quốc gia an toàn

Uỷ ban Châu Âu đề nghị rằng EU cần khai thác danh sách về các quốc gia an toàn. Nếu người xin tị nạn đến từ những quốc gia nói trên, đơn xin tị nạn vẫn được xét duyệt, nhưng khả năng từ chối sẽ rất cao. Đây là cách để tiết kiệm tài nguyên để công chức tập trung vào những đơn xin tị nạn đến từ những nơi đang có chiến tranh. Các tổ chức nhân quyền phản đối đề nghị này, vì dẫu là quốc gia an toàn, thì nơi đó những người dân cũng có thể bị đàn áp hoặc bị uy hiếp tinh thần.

10. Viện trợ ngay trên quê hương của người tị nạn

Tình trạng nạn khủng hoảng tị nạn Châu Âu chưa được giải toả, trước khi hoàn cảnh ở nước gốc trở nên khả quan hơn. Giải quyết xung đột và các hình thức viện trợ đa dạng là những giải pháp tốt nhất để giải toả sự khủng hoảng. Uỷ ban EU đang tiến hành giải toả xung đột giữa hai nước Syyria và Irak.

Uỷ ban Châu Âu đã trích 1,8 tỷ euro để thiết lập quỹ khẩn cấp tại Châu Phi. Uỷ ban đã kêu gọi các nước thành viên tự nguyện hỗ trợ quỹ.

http://www.hs.fi/kotimaa/a1442808687793

Helsinki – 23.9.2015

Vastaa

Sähköpostiosoitettasi ei julkaista. Pakolliset kentät on merkitty *