CÁC DẠNG NHẬP CƯ KHÁC NHAU
1. Maahanmuuttaja = Người nhập cư
Khái niệm chung về những người đến sinh sống ở một đất nước nào đó.
2. Siirtolainen = Người di cư
Người đã đến sinh sống ở một đất nước nào đó để xây dựng cuộc sống mới.
3. Siirtotyöntekijä = Di cư lao động
Người đến một nước nào đó để lao động nhưng không ở lại nơi đó vĩnh viễn.
4. Paluumuuttaja = Người hồi hương
Người dân gốc của một quốc gia nào đó (tuy không có quốc tịch của quốc gia ấy), trở về quốc gia gốc sinh sống.
5. Turvapaikanhakija = Người xin tị nạn
Người đến quốc gia nào đó để xin sự bảo vệ quốc tế. Chỗ tị nạn sẽ được cấp, nếu người đó có lý do chính đáng để quan ngại về sự đàn áp ở quốc gia gốc của họ. Sau quyết định chính thức thì người đó mới được gọi là người tị nạn.
6. Pakolainen = Người tị nạn
Người ngoại quốc có lý do chính đáng để quan ngại về sự đàn áp bỡi sắc tộc, tôn giáo hay quan điểm chính trị của quốc gia gốc của họ. Vị trí tị nạn sẽ được cấp bỡi quốc gia cấp chỗ tị nạn hoặc bỡi sự chứng nhận vị trí tị nạn từ Liên Hiệp Quốc.
7. Kiintiöpakolainen = Hạng ngạch tị nạn
Những người xin tị nạn được Tổ chức tị nạn Liên Hiệp Quốc xét duyệt và được cấp giấy phép nhập cảnh. Hạng ngạch tị nạn năm nay của Phần Lan là 1050 người. (Ví dụ: ở Somali có chiến tranh, dân Somali bay sang Phần Lan xin tị nạn tại Phần Lan qua dạng hạng ngạch tị nạn của LHQ).
8. Paperiton = Người định cư bất hợp pháp
Người định cư bất hợp pháp không có giấy phép cư trú.
9. Laillinen oleskelu = Định cư hợp pháp
Người định cư bằng thị thực, bằng miễn thị thực hoặc bằng giấy phép cư trú.
10. Oleskelulupa = Giấy phép cư trú
Giấy phép được nhập cảnh và cư trú. Cấp cho người ngoại quốc ngoại trừ lý do du lịch.
11. Pysyvä oleskelulupa = Giấy phép thường trú
Sẽ được cấp nếu đã cư trú tại Phần Lan liên tục trên 4 năm.
12. Chỗ tị nạn / Quốc gia tị nạn
Giấy phép cư trú được cấp trong quá trình xin tị nạn mà người ngoại quốc đã được cấp theo dạng tị nạn. (Ví dụ người Việt xin tị nạn tại Thái Lan, và sau đó Liên Hiệp Quốc cấp giấy phép cư trú tại Phần Lan. Phần Lan chính là quốc gia tị nạn).
Nguồn: Maahanmuuttovirasto (Sở ngoại kiều), Pakolaisneuvonta (Cơ quan hướng dẫn tị nạn)
Bài báo sau đây sẽ phân tích rõ ràng các từ vựng về các dạng nhập cư khác nhau. Xin gởi đến quý đồng hương bản dịch tiếng Việt để dễ nắm bắt.
Yhteinen ääni ry – 25.4.2015