Nhóm TNC hân hạnh giới thiệu đến cô chú và anh chị em một bài liên quan đến bệnh lao. Bài được viết nhân ngày Bệnh Lao Quốc Tế 24.3.2015 do Bệnh Viện Đại Học của thành phố Tampere bằng ngôn ngữ tiếng Phần Lan và nhóm TNC xin dịch thuật bản tiếng Phần Lan này.
…………………………………………………………………………
Nhiều người bị nhiễm bệnh lao ở vùng Pirkanmaa trong năm 2014
Vào năm 2014 vùng Pirkanmaa có nhiều ca nhiễm bệnh lao, đã phát hiện tổng cộng 33 trường hợp, trong khi ba năm vừa qua chỉ dưới 25 trường hợp. Số bệnh nhân người lớn là 28, trong số này 23 người mắc bệnh lao phổi và 13 người có khả năng truyền nhiễm.
Gần phân nửa những trường hợp mắc bệnh lao (có 15 trường hợp) được tìm thấy từ những người ngoại quốc, 10 người lớn và 5 trẻ em. Vào những năm trước đây người ngoại quốc chỉ chiếm tối đa 1/5 các trường hợp mà thôi. Trẻ em mang bệnh lao rất hiếm ở vùng Pirkanmaa. Có năm cũng không có trường hợp nhiễm bệnh nào.
– Việc chẩn đoán bệnh đã bị trì trệ trong tất cả các trường hợp bệnh lao phổi có khả năng truyền nhiễm. Đây là dấu hiệu đáng lo ngại, vì sự việc này đã dẫn đến những trường hợp lây lan rộng rãi tại vùng Pirkanmaa nói riêng, bà Kirsi Valve, bác sĩ bệnh truyền nhiễm từ Bệnh viện đại học Tampere cho hay.
Những trường hợp lây nhiễm đã tăng lên gấp ba lần
Trong năm qua vùng Pirkanmaa đã phát hiện 13 trường hợp bị lây nhiễm trong đám đông và tại các cơ quan. Những năm trước đó chỉ có từ 3 đến 5 trường hợp. Có gần cả trăm trường hợp có nguy cơ nhiễm bệnh lao tại hai địa điểm của trường đào tạo nghề nghiệp vùng Tampere (Tredu). Có đến 200 trăm công nhân ở các địa điểm dịch vụ y tế khác nhau có nguy cơ nhiễm bệnh. Cho đến nay thì các trường hợp nói trên không dẫn đến lây nhiễm bệnh.
Hiện tại bệnh lao phổi ở Phần Lan rất hiếm. Đầu thế kỷ 21 Phần Lan đã chuyển sang nhóm của các nước tây phương có ít bệnh lao phổi (dưới 10 trường hợp trên 100 000 người trong một năm). Năm 2014 ở Phần Lan có 260 trường hợp nhiễm lao phổi. Khi căn bệnh đã trở thành hiếm hoi thì không còn ai nhớ và không còn khả năng nhận diện căn bệnh nữa. Nhu cầu điều trị và sự chẩn đoán có thể bị trì trệ và quá trình lây lan sẽ tiếp diễn.
Sàng lộc bệnh lao phổi cho những người đến từ các nước có nguy cơ bị bệnh lao phổi
Bệnh lao phổi có thể theo người nhập cư lan truyền từ những quốc gia có sắc xuất lao phổi cao.
Việc đi trị liệu có thể bị trì trệ vì nhiều lý do khác nhau. Nhận thức văn hóa và sự lo sợ bị liệt kê phân biệt về bệnh lao phổi có thể ngăn cản việc đi điều trị. Người xin tị nạn và người tị nạn được sắp xếp đi kiểm tra sức khoẻ và chụp quan tuyến phổi sau khi đã nhập cư. Còn những thành phần nhập cư khác như qua các diện lao động, du học hay kết hôn đều nằm ngoài kế hoạch sàng lộc trên.
Vào tháng Tám năm 2014 Bộ y tế và xã hội (STM) đã ra khuyến nghị sàng lộc các nhóm khác ngoài những người xin tị nạn và người tị nạn. Khuyến nghị này bao gồm việc phỏng vấn của y tá về tình hình sức khoẻ và chụp hình phổi trong vòng hai tuần sau khi nhập cư. Khuyến nghị này hiện tại vẫn chưa được thực hiện.
– Trong cuộc đàm phán địa phương ngày 9 tháng Tư về bệnh lao phổi, chủ ý là tìm những phương thức để tìm gặp các nhóm tình nguyện tham gia sàng lọc bệnh lao phổi. Việc gặp gỡ đòi hỏi khả năng uyển chuyển và hợp tác giữa các đối tác. Chúng tôi hy vọng rằng, ngoài các địa phương ra, các tổ chức và cộng đồng người nhập cư cùng hoạt động tích cực để phòng ngừa bệnh lao phổi.
Thông tin đáng tin cậy từ trang mạng tuberkuloosi.fi
Năm vừa qua Hội Filha đã mở trang mạng trên theo ý tưởng của những người nhập cư trẻ tuổi tại khu vực Pirkanmaa. Mục đích của trang mạng là để giảm bớt sự lo âu cũng như thành kiến về bệnh lao phổi. Trang mạng này có những thông tin đáng tin cậy về bệnh lao phổi và tạm thời chỉ được viết bằng tiếng Phần Lan nhưng trong tưởng lai có ý định chuyển dịch qua các ngôn ngữ tiêu biểu khác.
Bênh lao ở các nước trên thế giới
Lao vẫn là một trong những vấn đề sức khỏe lớn nhất thế giới. Theo ước tính thì khoảng 9 triệu ca mắc bệnh lao mỗi năm. Cứ mỗi ngày thì cả thế giới sẽ chết vì lao, số lượng tử vong tương tựa như 15 chiếc phi cơ lao xuống đất, mỗi năm 1,5 triệu người. Dịch bệnh này tồi tệ nhất ở những nước đông đúc dân cư và lạc hậu. Cư trú chất hẹp, suy dinh dưỡng, dịch HIV và dịch vụ ý tế kém dẫn đến bệnh lao lây lan nhanh.
Đa phần dân số thế giới cư trú ở những quốc gia xuất hiện nhiều bệnh lao. 1/4 trường hợp bệnh lao được gặp tại Ấn Đồ và toàn châu lục Phi Châu. Khoảng 1/10 trường hợp được gặp tại Trung Quốc.
Tất cả các trường hợp bị bệnh lao đều không được thống kê: ước tính có khoảng 3,3 triệu trường hợp mỗi năm vẫn không được chẩn đoán và điều trị.
Ở Châu Âu có hơn 1000 người mắc bệnh lao mỗi năm. Điều này có nghĩa là mỗi năm có hơn 360 000 ca mắc bệnh mới. Các trường hợp tại Châu Âu, cũng như các thế giới khác là không có tính đồng nhất. Ở Châu Âu, những nước có tỷ lệ mắc bệnh lao nhiều nhất là vùng Liên Xô cũ và Romania. Đa số các trường hợp mắc bệnh và tử vong vì lao hằng năm tập trung ở phía Đông của Châu Âu. Những dòng vi khuẩn lao kháng thuốc gây những trở ngại to tác ở các nước nói trên. Những trường hợp như vậy đặc biệt nhiều ở Nga, Belarus, các nước vùng Baltic và Romania.
Bệnh lao là bệnh gì?
Lao là tình trạng nhiễm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis. Lao có thể gây viêm nhiễm ở bất kỳ bộ phận nội tạng nào. Lao phổi chiếm 2/3 trong các trường hợp lao. Triệu chứng của lao phổi là ho hen kéo dài trên 3 tuần hoặc sự phát triễn xấu đi của bệnh ho mãn tính. Ho lao thường có bài tiết, đôi lúc, thậm chí bài tiết ra máu. Người bệnh thường bị khó thở và tức ngực. Triệu chứng thông thường của bệnh lao là ăn mất ngon, giảm cân, mệt mỏi, đổ mồ hôi đêm hoặc sốt. Các triệu chứng nằm ngoài phạm vi phổi tùy thuộc vào sự viêm nhiễm ở nơi đó trên cơ thể. Triệu chứng lao ngoài phổi thông thường là lao hạch.
Bệnh lao lây truyền như thế nào?
Lao lây truyền qua không khí từ các chất tiết khi nói chuyện, ho, nhảy mũi, hát từ người nhiễm vi khuẩn hoạt động. Lao cũng có thể lây truyền qua không khí khi ở chung trong một không gian cố định như căn phòng với người bệnh trong một thời gian dài. Cơ hội nhiễm bệnh cao nhất là giữa các thành phần trong gia đình hoặc các thành viên trong gia đình.
Nguy cơ mắc bệnh lao và nhiễm bệnh lao không tự nhiên dẫn đến bệnh lao. Chỉ 1/3 người có nguy cơ mắc bệnh lao sau khi bị nhiễm vi khuẩn lao và chỉ 1/10 người lớn khỏe mạnh trong số đó bị mắc bệnh lao. Từ nhiễm vi khuẩn lao đến mắc bệnh lao còn tùy thuộc vào những tính chất đề kháng của người bị nhiễm vi khuẩn. Nguy cơ mắc bệnh lao lớn nhất là với các trẻ em tuổi nhỏ không được tiêm phòng lao, người già, những người có hệ miễn dịch thấp vì bệnh kinh niên hoặc dùng thuốc thường xuyên.
Phần đông những người bị nhiễm vi khuẩn lao sẽ không phát bệnh mà vi khuẩn sẽ đi vào trạng thái mầm. Người bị nhiễm lao không triệu chứng sẽ không truyền nhiễm bệnh lao.
Bài được đăng vào ngày 18.5.2015 trên trang Facebook TNC.
……………………………………………………………………….
Kansainvälinen tuberkuloosipäivä 24.3.2015
Yhä useampi altistui tuberkuloosille Pirkanmaalla 2014
Pirkanmaalla todettiin viime vuonna yhteensä 33 uutta tuberkuloositapausta, kun kolmena edellisvuonna tapauksia on ollut alle 25. Potilaista aikuisia oli 28. Näistä 23:lla oli keuhkotuberkuloosi ja kolmellatoista tartuttava keuhkotuberkuloosi.
Lähes puolet kaikista tuberkuloositapauksista (15 tapausta) havaittiin ulkomaalaistaustaisilla henkilöillä. Heistä kymmenen oli aikuisia ja viisi lapsia. Aiempina vuosina ulkomaalaistaustaisia on ollut korkeintaan viidesosa. Lasten tuberkuloosi on ollut tähän asti Pirkanmaalla hyvin harvinainen. Joinakin vuosina ei ole todettu yhtään tapausta.
– Diagnoosi on viivästynyt lähes kaikissa aikuisten tartuttavissa keuhkotuberkuloositapauksissa. Se on huolestuttava piirre, sillä se on johtanut laajoihin altistumistilanteisiin myös Pirkanmaalla, toteaa Tampereen yliopistollisen sairaalan infektiolääkäri Kirsi Valve.
Laajat altistumistilanteet noin kolminkertaistuneet
Viime vuonna selvitettiin Pirkanmaalla kaikkiaan kolmeatoista joukko- tai laitosaltistumistilannetta. Aiempina vuosina näitä on ollut 3-5. Tampereen seudun ammattiopiston (Tredu) kahdessa eri toimipisteessä altistui tuberkuloosille yhteensä lähes sata henkilöä. Useissa terveydenhuollon yksiköissä eri tilanteissa altistui parisataa työntekijää. Tähän mennessä ei ole ilmaantunut uusia tuberkuloositapauksia näistä tilanteista.
Tuberkuloosi on Suomessa nykyään harvinainen tartuntatauti. 2000-luvun alussa Suomi siirtyi muiden Länsi-Euroopan maiden joukkoon, joissa tuberkuloosia on vähän (alle 10 uutta tapausta / 100 000 asukasta vuodessa). Vuonna 2014 Suomessa oli 260 tuberkuloositapausta. Taudin muututtua harvinaisemmaksi ei tuberkuloosia enää muisteta eikä tunnisteta. Hoitoon hakeutuminen ja diagnoosi voivat viivästyä ja tartuntaketjut pääsevät jatkumaan.
Riskimaista tuleville tuberkuloosiseulonta
Tuberkuloosia voi tulla maahanmuuttajien mukana niistä maista, joissa tuberkuloosia on paljon. Heidän hakeutumisensa tutkimuksiin voi viivästyä monesta eri syystä. Kulttuuriset käsitykset ja tuberkuloosiin liittyvä leimautumisen pelko voivat estää hoitoon hakeutumista. Turvapaikanhakijoille ja pakolaisille järjestetään terveystarkastus ja keuhkokuvaus maahan tulon jälkeen, mutta muut ryhmät, kuten työn, opiskelun tai avioliiton solmimisen vuoksi Suomeen tulevat, ovat jääneet tämän seulonnan ulkopuolelle.
STM antoi elokuussa 2014 suosituksen keuhkotuberkuloosin varhaisesta toteamisesta myös muille kuin turvapaikanhakijoille ja pakolaisille. Suositus tarkoittaa terveydenhoitajan haastattelun ja keuhkokuvauksen järjestämistä kahden viikon kuluessa maahan tulosta. Suositus ei ole toistaiseksi toteutunut.
– Alueellisessa tuberkuloosineuvottelupäivässä 9. huhtikuuta haetaan keinoja tavoittaa näitä kohderyhmiä vapaaehtoiseen seulontakeuhkokuvaukseen. Tavoittaminen edellyttää joustavuutta ja yhteistyötä eri toimijoiden välillä. Toivomme, että kuntien lisäksi myös maahanmuuttajajärjestöt ja -yhteisöt olisivat aktiivisemmin mukana tuberkuloosin torjunnassa, Valve sanoo.
Luotettavaa tietoa tuberkuloosi.fi-sivustolta
Vuosi sitten Filha ry avasi väestölle suunnatun nettisivuston. Idea sivuston perustamiseen saatiin pirkanmaalaisilta maahanmuuttajanuorilta. Sivuston tarkoituksena on hälventää tuberkuloosiin liittyviä pelkoja ja ennakkoluuloja. Sivustolta saa luotettavaa tietoa tuberkuloosista. Sivusto on toistaiseksi suomenkielinen, mutta se on tarkoitus kääntää muutamille keskeisille kielille.
Lisätietoa:
klo 8.30 – 15.00 Infektiolääkäri Kirsi Valve, Tays infektioyksikkö, puh 03 311 64909
klo 8.30–13.00 Epidemiologi Sirpa Räsänen, Tampereen kaupunki, puh 040 800 7562
Tuberkuloosi maailmalla
Tuberkuloosi on edelleen yksi maailman suurimmista terveysongelmista. Tuberkuloosiin sairastuu vuosittain arviolta 9 miljoonaa ihmistä. Joka päivä maailmassa kuolee 15 reittikoneen maahansyöksyn verran ihmisiä, vuodessa 1 ½ miljoonaa. Epidemia on pahin ylikansoitetuissa, köyhissä maissa. Tiivis asuminen, aliravitsemus, HIV-epidemia ja huono terveydenhuollon taso edesauttavat tuberkuloosin leviämistä.
Suurin osa maailman väestöstä elää maissa, joissa tuberkuloosia on paljon. Intiassa ja Afrikan mantereella on kummassakin neljäsosa ja Kiinassa reilu kymmenesosa tapauksista. Kaikki tuberkuloositapaukset eivät tule tietoon: arviolta 3,3 miljoonaa tapausta vuosittain jää toteamatta ja hoidotta.
Yli 1000 henkilöä sairastuu tuberkuloosiin päivittäin Euroopassa. Tämä tarkoittaa yli 360 000 uutta tautitapausta vuodessa. Eurooppa, kuten muukaan maailma, ei ole homogeeninen. Suuren tuberkuloosi-ilmaantuvuuden maita Euroopassa ovat koko entisen Neuvostoliiton alue ja Romania. Suurin osa tautitapauksista ja vuosittaisista tuberkuloosi-kuolemista keskittyy itäiseen osaan Eurooppaa. Myös lääkkeille vastustuskykyiset tuberkuloosikannat aiheuttavat huomattavia ongelmia näissä maissa. Erityisen paljon tällaisia tapauksia on Venäjällä, Valko-Venäjällä, Baltian maissa ja Romaniassa.
Mikä tuberkuloosi on?
Tuberkuloosi on Mycobacterium tuberculosis-bakteerin aiheuttama infektio. Tuberkuloosi voi aiheuttaa tulehduksen missä tahansa elimessä. Tavallisin tautimuoto on keuhkotuberkuloosi (2/3 tapauksista). Keuhkotuberkuloosin paikallisoireita ovat pitkittynyt, yli 3 viikkoa kestänyt yskä tai kroonisen yskän paheneminen. Yskään liittyy usein limaisuutta tai ysköksiä, joskus myös verisiä ysköksiä. Sairastuneella voi olla myös hengenahdistusta ja rintakipua. Tuberkuloosin yleisoireita ovat ruokahaluttomuus, laihtuminen, väsymys, yöhikoilu tai kuumeilu. Keuhkojen ulkopuoleisen tuberkuloosin paikallisoireet riippuvat siitä, missä kehon osassa tulehdus on. Tavallisin keuhkojen ulkopuoleinen tuberkuloosimuoto on imusolmuketuberkuloosi.
Miten tuberkuloosi tarttuu?
Tuberkuloosi tarttuu ilman välityksellä. Hengitysteiden tuberkuloosia (tavallisimmin keuhkotuberkuloosi) sairastavan henkilön puhuessa, yskiessä, aivastaessa tai laulaessa ilmaan leviää tuberkuloosibakteereja sisältäviä pienhiukkasia. Samassa sisätilassa (esimerkiksi samassa huoneessa tai huoneistossa) pitkään tai toistuvasti oleskeleva ihminen voi saada tuberkuloosibakteereita omiin keuhkoihinsa hengitysilman mukana. Suurin riski saada tartunta on yhdessä asuvilla perheenjäsenillä.
Kuka sairastuu tuberkuloosiin?
Tuberkuloosille altistuminen ja tuberkuloositartunta eivät johda automaattisesti sairastumiseen. Vain kolmasosa tuberkuloosille altistuneista terveistä aikuisista saa tuberkuloositartunnan ja heistä vain yksi kymmenestä sairastuu tuberkuloosiin. Sairastuminen riippuu tartunnan saaneen henkilön ominaisuuksista ja vastustuskyvystä. Sairastumisriski tartunnan jälkeen on suurin pienillä, rokottamattomilla lapsilla, iäkkäillä ja niillä joiden elimistön puolustuskyky on sairauksien tai lääkitysten myötä heikentynyt.
Suurimmalla osalla tartunnan saaneista tuberkuloosi jää elimistöön lepotilaan. Oireeton tuberkuloositartunnan saanut henkilö ei tartuta tuberkuloosia.