Hướng dẫn cách cho thuê nhà và cách tìm nhà thuê

CƠ QUAN CẠNH TRANH VÀ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở PHẦN LAN CÓ HƯỚNG DẪN CÁCH CHO THUÊ NHÀ VÀ CÁCH TÌM NHÀ THUÊ.

Những căn hộ cho thuê có thể được mướn từ các căn hộ tư nhân, từ chưng cư cổ phần (vuokrataloyhtiö) hoặc của chính phủ, ví dụ như của thành phố và địa phương.

Những căn hộ cho thuê của các thành phố và của các địa phương, mức giá thuê sẽ được định theo với mức phí xây nhà và trong việc bảo quản của một khu chung cư đó. Người nộp đơn xin mướn nhà sẽ được xét duyệt theo từng tình cảnh riêng của người nộp đơn đó. Ví dụ như trong gia đình có con cái đông đúc thì có thể sẽ được cấp nhà thuê trong thời gian nhanh nhất, có thể mà không cần phải xếp hàng. Nếu mướn nhà từ các căn hộ tư nhân, mức giá thuê sẽ được định giá theo thị trường và theo hợp đồng thuê nhà.

TRẢ TIỀN MÔI GIỚI CHO CÔNG TY MÔI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN

Người trả tiền môi giới cho công ty môi giới bất động sản có thể là chủ mướn nhà hoặc người mướn hoặc cả hai bên đều phải trả. Ví dụ:

  1. a) Chủ mướn nhà phải trả tiền môi giới sau khi đã có ký hợp đồng có dài hạn với công ty môi giới bất động sản và nhờ công ty này tìm người mướn nhà giùm, và sau đó người mướn thấy có đăng trên tờ báo hay trên trang mạng và đem trình đến công ty môi giới bất động sản và bước kế tiếp là ký giấy hợp đồng thuê nhà với chủ mướn nhà
  2. b) Người mướn phải trả tiền môi giới sau khi đã có ký hợp đồng dài hạn với công ty môi giới bất động sản và nhờ công ty này tìm chủ mướn nhà giùm.
  3. c) Cả lẫn người mướn và chủ mướn nhà phải chia ra phân nửa số tiền môi giới nếu cả hai bên đã có hợp đồng dài hạn với công ty môi giới bất động sản.

Gởi thư điện tử hoặc các phương tiện tin nhắn khác đến công ty môi giới bất động sản là không có hợp pháp, không thể buộc phải trả tiền môi giới.

Công ty môi giới bất động sản buộc phải ký hợp đồng rõ ràng là bên nào phải trả tiền môi giới trước khi giới thiệu nhà cho người mướn.

Công ty môi giới bất động sản thông báo trên tờ báo hoặc qua mạng nhưng không chịu cho coi nhà hoặc không cung cấp những thông tin về nhà cho mướn đó mà bắt phải ký kết giấy hợp đồng tiền môi giới, là hoàn toàn bất hợp pháp.

http://www.kkv.fi/kuluttajaneuvonta/ : Mọi vấn đề trục trặc về việc thuê nhà hãy liên lạc đến Cơ quan Cạnh tranh và Quyền lợi Người tiêu dùng.

HỢP ĐỒNG MƯỚN NHÀ PHẢI BẰNG VĂN BẢN

Trong văn bản hợp đồng mướn nhà phải ghi những sự việc như sau: Sự hư hỏng trong nhà cho thuê như thế nào, cho thuê bao lâu, giá thuê bao nhiêu cùng với các chi phí khác như: tiền nước… Cách trả tiền hàng tháng qua hình thức nào và ngày trả tiền thuê nhà là ngày mấy trong tháng. Thời gian nào sẽ định giá thuê lại và tiền đặt cọc nếu có.

HỢP ĐỒNG MƯỚN NHÀ VĨNH VIỄN THÌ LUÔN LUÔN PHẢI CHẤM DỨT BẰNG VĂN BẢN

Chủ mướn nhà muốn chấm dứt hợp đồng mướn nhà thì phải báo trước 6 tháng nếu người mướn đã ở đó ít nhất một năm, nếu ở dưới một một năm thì là 3 tháng. Người mướn nhà phải báo cho chủ mướn nhà lúc nào cũng là trước 1 tháng. Ngày chấm dứt hợp đồng mướn nhà là cuối tháng nếu không có giao ước ngày tháng riêng giữa hai bên.

HỢP ĐỒNG MƯỚN NHÀ DÀI HẠN THÌ NÊN TUÂN THEO NGÀY HẠN ĐÃ THOẢ THUẬN

Hợp đồng mướn nhà dài hạn: không nên chấm dứt hợp đồng với những lý do không chính đáng. Nếu người mướn chấm dứt hợp đồng với những lý do không có chính đáng thì thông thường người mướn nhà phải trả tiền mướn nhà nguyên vẹn trong tháng đó. Mức bồi thường tiền thuê phải trả có thể sẽ tuỳ khi nào chủ mướn nhà tìm được người mướn mới.

HỢP ĐỒNG MƯỚN NHÀ CÓ THỂ CHẤM DỨT NGAY LẬP TỨC NẾU CÓ LÝ DO CHÍNH ĐÁNG

Người mướn nhà có quyền hủy bỏ hợp đồng ngay tức khắc nếu nhà cho mướn có ảnh hưởng đến sức khoẻ nghiêm trọng của người mướn ( ví dụ: nhà bị mốc, ẩm hay lạnh)

Chủ mướn nhà có quyền hủy hợp đồng nếu bên người mướn nhà không thanh toán đủ chi phí mướn nhà hoặc nhà cho mướn đã bị sử dụng qua hình thức khác hoặc gây rối đến những người láng giềng v…v…

GIÁ THUÊ VÀ TĂNG GIÁ THUÊ NHÀ

Người mướn nhà có trách nhiệm quan trọng nhất là trả tiền thuê nhà hàng tháng. Tiền thuê nhà thường trả vào ngày mồng 2 đầu tháng, nếu không có sự thỏa thuận nào khác.

Số tiền mướn nhà được chỉ định khi hai bên đã có sự thỏa thuận.

Số tiền mướn nhà có thể thay đổi trong hợp đồng trong vấn đề liên quan đến định giá thuê lại. Ví dụ: điều khoản, tỉ lệ phần trăm tăng giá hoặc sự tăng giá của mệnh giá bằng euro.

Chủ mướn nhà phải có nhiệm vụ thông báo bằng văn bản trước khi giá thuê tăng bắt đầu có hiệu lực và ngày tháng bước vào hiệu lực. Hợp đồng thuê dài hạn dưới 3 tháng thì không được tăng giá thuê nhà.

CHỦ MƯỚN NHÀ CÓ THỂ YÊU CẦU NGƯỜI MƯỚN ĐÓNG TIỀN ĐẶT CỌC TRƯỚC, ĐỂ BẢO ĐẢM SỰ ĐỀN BÙ TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐÁNG XẢY RA NHƯ SAU:

  1. Không trả tiền thuê nhà. B. Người mướn nhà phá hoại hay làm hư hỏng ngôi nhà.

Số tiền đặt cọc nhiều nhất là 3 tháng số tiền mướn nhà. Bình thường thì được yêu cầu đặt cọc 1-2 tháng tiền mướn nhà.

Người mướn nhà sẽ nhận được số tiền đặt cọc lại sau khi hợp đồng thuê nhà đã chấm dứt, nếu tiền thuê nhà trả đúng theo thời hạn và ngôi nhà không có vấn đề gì xảy ra. Nếu chủ mướn nhà từ chối nêu ra những lý do vì sao không hoàn trả số tiền đặt cọc lại thì người mướn nhà có quyền đòi lại số tiền đó cùng với tiền lãi, tiền lãi cũng nên ký kết trong giấy hợp đồng thuê nhà.

ĐỂ TRÁNH NHỮNG TÌNH TRẠNG XUNG ĐỘT, CÃI NHAU THÌ NÊN

Hãy liệt kê ra những điểm tỳ vết hoặc những nơi có thiếu một số bộ phận trong nhà ngay lúc đầu để ký hợp đồng với chủ mướn nhà. Những điều này cũng nên làm sau khi chấm dứt thuê nhà.

Hãy chụp hình bề mặt của căn hộ để làm hợp đồng thuê nhà. Nhớ ghi ngày,tháng và năm cẩn thận để giữ bằng chứng.

Người mướn nhà không chịu trách nhiệm đối với những vấn đề trầy xước và va đập mà những vấn đề này thông thường vẫn xảy ra.

Phần lớn thì giữa người chủ mướn nhà và người mướn nhà xảy ra xung đột về số tiền đặt cọc không được hoàn trả. Chủ mướn nhà giữ số tiền đặt cọc vì cho là người mướn nhà đã làm hư hỏng ngôi nhà và không giữ được nguyên vẹn.

NGUỜI MƯỚN NHÀ CÓ NHỮNG TRÁCH NHIỆM VÀ NHỮNG QUYỀN LỢI NHƯ SAU:

Giữ gìn nhà cửa cẩn thận, sạch sẽ. Có trách nhiệm dọn dẹp sạch sẽ trong ngày cuối cùng của ngày mướn nhà. Chấp hành những điều lệ do chung cư nhà cửa đề ra.

Những hư hỏng trong ngôi nhà thì phải báo ngay cho chủ mướn nhà. Phải sửa chửa những mối thiệt hại do tự chính mình gây ra.

Người mướn nhà có quyền yêu cầu được hạ giá, nếu phát hiện và tìm ra những lý do làm cản trở trong việc sinh sống bất bình thường.

Người mướn nhà phải thỏa thuận với chủ nhà về sự thay đổi của ngôi nhà cũng như sửa chửa. Người mướn nhà không có quyền dùng tiền của mình để sửa đổi theo ý mình mà không có sự cho phép của chủ mướn nhà. Nếu muốn sửa chửa gì thì phải có sự cho phép của chủ mướn nhà. Việc xin phép sửa chửa nhà cửa thì nên xin bằng văn bản.

 

Ngày 11.8.2016.

Vastaa

Sähköpostiosoitettasi ei julkaista. Pakolliset kentät on merkitty *