Thư kêu gọi tham gia bầu cử Quốc hội Phần Lan và EU năm 2019

PHẦN LAN CÓ 2 CUỘC BẦU CỬ TRONG NĂM 2019

Hiện nay các đảng phái tại Phần Lan đang tích cực thực hiện các chiến dịch tranh cử và giới thiệu các ứng cử viên. Mỗi đảng đều có chích sách và mục tiêu để tranh cử vào QH, để cử tri có quyền tự chọn người xứng đáng đại diện tiếng nói mình.

Thư mời bầu cử Quốc hội Phần Lan

Bầu cử Quốc hội Phần Lan năm 2019:  Chọn 200 dân biểu vào Quốc hội cho nhiệm kỳ 4 năm. Ngày bầu cử chính thức là ngày 14.4.2019. Mỗi người dân trên 18 tuổi mang quốc tịch Phần Lan (có hộ chiếu Phần Lan) có quyền đi bầu cử. Những ngày đi bầu cử trước ngày chính thức: 3.-9.4.2019

Bầu cử Quốc hội Liên Âu: QH Liên Âu đặt tại thành phố Bryssel, Vương Quốc Bỉ và có tất cả 751 dân biểu từ các quốc gia EU. Phần Lan sẽ chọn 14 người dân biểu cho nhiệm kỳ 5 năm, và ngày bầu cử chính thức vào ngày 26.5.2019. Mỗi người trên 18 tuổi và mang quốc tịch Phần Lan (có hộ chiếu Phần Lan). Công dân EU từ ngoài nước khác đang sinh sống tại Phần Lan cũng có quyền bỏ phiếu cho ứng viên người Phần Lan, nếu như họ đăng ký vào hệ thống bầu cử của Phần Lan trước 7.3.2019, trước 16 giờ. Những ngày đi bầu cử trước ngày chính thức: 15.- 21.5.2019

Các nhu cầu khác về quyền bỏ phiếu: Mọi công dân chỉ có một phiếu, có quyền bỏ phiếu, nhưng không có buột phải đi bỏ phiếu. Việc bỏ phiếu có tính bảo mật và quyền quyết định độc lập, có nghĩa là tự bầu chọn người đại diện tiếng nói của mình vào QH Liên Âu và QH Phần Lan, không có bổn phận phải tiết lộ cho người khác biết.

Quốc hội Phần Lan làm gì?

Ban hành luật pháp, quyết định ngân sách quốc gia từ các chính sách đóng thuế, chọn thủ tướng, giám sát thủ tướng và chính phủ. Quốc hội chấp nhận các hiệp ước quốc tế, gây ảnh hưởng tới chính trị EU.

Trách nhiệm và công việc của dân biểu:

Công việc quan trọng nhất là họ viết các văn bản để thực hiện một đạo luật trong các hội đồng của Quốc hội,  một đạo luật phải được tham khảo và tu chỉnh từ các hội đồng này. Họ đặt các câu hỏi trực tiếp đến các bộ trưởng, đề xuất các đạo luật và bàn luận trong kỳ họp định kỳ của QH.

Đại diện cho một khu vực bầu cử mà các cử tri đã bầu họ, họ phải xem xét lại những quyết định của Quốc hội có đúng theo nhu cầu của khu vực mà họ hiện đang đại diện cho các cử tri. Dân biểu cũng có thể đại diện cho Phần Lan trong các tổ chức quốc tế và có khả năng làm giám sát viên trong các cuộc bầu cử ở các nước khác.

Vài nét chính về chính trị Phần Lan:

Ở Phần Lan có tổng cộng 19 đảng phái, nhưng hiện giờ chỉ có 10 đảng được tham gia vào Quốc hội Phần Lan vì lý do quy định của từng khu vưc bầu cử(vaalipiiri).  Có tổng cộng 13 khu vực bầu cử trong toàn lãnh thổ Phần Lan.

Các đảng phái đang hoạt động ở Quốc hội: Đảng SDP(Dân chủ Xã hội), Kokoomus(Tập Họp Quốc Gia), Đảng Trung Tâm, Đảng Xanh, Đảng Liên minh Cánh tả, Perussuomalaiset(Người Phần Lan Thực thụ + Đảng Siniset), Đảng Thiên chúa giáo Dân chủ, RKP (Phần Lan gốc Thuỵ Điển), một dân biểu từ bán đảo Åland.

Sau cuộc bầu cử quốc hội 19.4.2015, Phần Lan đã hình thành chính phủ cánh hữu qua sự dẫn đầu của Đảng Trung Tâm(49 dân biểu) và ông Juha Sipilä, chủ tịch của Đảng Trung Tâm. Trong đó có các đảng khác như Kokoomus(37 dân biểu), Perussuomalaiset(38 dân biểu, sau đó vì bất đồng quan điểm chính trị nội bộ. Nên một số dân biểu ly khai lập ra đảng Siniset và đã hình thành được Đảng Siniset)

Như vậy, chính phủ hiện giờ chiếm đa số dân biểu trong Quốc hội, được hưởng sự tín nhiêm của Quốc hội. Chính phủ luôn luôn phải được hưởng sự tín nhiệm của Quốc hội. Nếu các phe đối lập trong Quốc hội muốn đo lường sự tín nhiệm của chính phủ thì phải đưa ra một vấn đề để tranh luận trong Quốc hội, họ liên kết ít nhất 20 dân biểu để đưa ra một vấn đề. Sau cuộc tranh luận, Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với chính phủ liên quan đến một vấn đề mà phe đối lập đã đưa ra tranh luận.  

Tổng thống cộng hoà Phần Lan là đầu tàu của chính phủ Phần Lan. Tổng thống cộng hoà bổ nhiệm chính phủ qua sự cộng tác của Quốc hội. Chấp nhận thủ tướng từ chức thông qua Quốc hội. Tổng thống cộng hoà bổ nhiệm các lãnh đạo cao cấp chủ chốt vào các cơ quan hành chánh của chính phủ và cũng là người dẫn đầu của quân đội Phần Lan.

Cánh tả và cánh hữu: chủ yếu là nêu về góc nhìn của các đảng phái về nền kinh tế cần phải thực hiện như thế nào.

Hai đảng phái có chính sách quản lý kinh tế tương đồng với nhau, nhưng cũng có thể bất đồng về những thứ khác, ví dụ như về các giá trị thực tế trong xã hội hiện tại. Phe tự do(liberaalit) luôn luôn bảo vệ những giá trị tự do và mong muốn đổi mới, ngược lại, phe bảo thủ(konservatiivit) luôn luôn bảo vệ các giá trị truyền thống và tin về quy luật tự nhiên.

Lời cuối: Cần sự tích cực của các cử tri gia tham bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử để chọn các chính sách tốt nhất, nhằm để bảo tồn một quốc gia luôn luôn phồn thịnh, bình đẳng và công lý. Các công dân chưa có quyền bỏ phiếu cũng có quyền tham dự trong các buổi toạ đàm trực tiếp với các ứng cử viên hoặc có cuộc gặp gỡ với họ để trao đổi những vấn đề, những nguyện vọng cần phải thực hiện khi họ được chọn làm dân biểu. Hãy tích cự tham gia và hãy nhớ đi bỏ phiếu!

TNC – 5.3.2019

Ảnh: Kết quả bầu cử Quốc hội Phần Lan năm 2015

Nguồn:

Các trang nhà của các đảng phái ở Phần Lan, trong trang họ có đầy đủ thông tin về đảng của họ. Xin vào tham khảo: https://vaalit.fi/rekisteroidyt-puolueet

Vastaa

Sähköpostiosoitettasi ei julkaista. Pakolliset kentät on merkitty *